Giải pháp giảm thiểu nỗi ám ảnh hỏa hoạn chung cư

21/10/2015 08:10 GMT+7

Các chủ đầu tư xây nhà cao mấy chục tầng nhưng lại chưa hề đặt ra giải pháp cho việc sơ tán người dân khi xảy ra cháy nổ. Xe thang thì thấp, máy bay cứu hộ không có, vậy thì người dân thoát bằng cách nào?

Các chủ đầu tư xây nhà cao mấy chục tầng nhưng lại chưa hề đặt ra giải pháp cho việc sơ tán người dân khi xảy ra cháy nổ. Xe thang thì thấp, máy bay cứu hộ không có, vậy thì người dân thoát bằng cách nào?

Trong vụ cháy hồi tháng 9 tại chung cư 35 tầng HH4 Linh Đàm, Hà Nội, xe thang cứu hộ cao nhất cũng chỉ cao 52m - Ảnh: Duy HoàngTrong vụ cháy hồi tháng 9 tại chung cư 35 tầng HH4 Linh Đàm, Hà Nội, xe thang cứu hộ cao nhất cũng chỉ cao 52m - Ảnh: Duy Hoàng
Vụ hoả hoạn tại tầng hầm của tòa nhà CT4A Xa La (Hà Đông, Hà Nội ) ngày 11.10 không phải là sự cố lần đầu tại các dự án chung cư cao tầng ở các thành phố. Tôi e rằng, sau cú hoả hoạn này sẽ khó tránh khỏi nỗi ám ảnh của câu chuyện cháy nổ đối với các cư dân đang sống tại các chung cư cao tầng. Không loại trừ khả năng có thể ảnh hưởng đến sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, với những người đầu cơ địa ốc và cả người muốn mua căn hộ để ở trong thời gian tới.
Việc tập đoàn Mường Thanh thông báo sẽ đền bù cho người dân gần 300 chiếc xe máy và ô tô bị hư hỏng( tuỳ theo mức độ) là thái độ nghiêm túc, đáng ghi nhận.Tuy nhiên, cái mà người dân cần biết hơn lúc này là sự sáng tỏ về chất lượng nhà giá rẻ của tập đoàn Mường Thanh, đang trở nên ồn ào hơn sau vụ cháy.
Theo tìm hiểu của tôi, hiện tại, các xe thang dùng cho cứu hoả tại các thành phố lớn của chúng ta cũng chỉ có thể tiếp cận đến tầng 18. Như vậy, nếu có sự cố cháy nổ, các cư dân ở tầng từ 19 trở lên sẽ phải tính chuyện chạy bộ xuống tầng 18 để thoát bằng xe thang, trong khi cầu thang bộ đã bị ngập trong khói.
Được biết, chưa có chung cư nào, dù là cao cấp, có phương án phối hợp với lực lượng trực thăng cứu hộ. Tôi cũng được biết, hiện Tổng Công ty bay Trực thăng Việt Nam, một đơn vị thuộc loại doanh nghiệp đặc biệt nhưng trực thuộc bộ Quốc phòng, lượng máy bay hiện có cũng chỉ ngót ba chục chiếc, chưa nhiều. Chủ yếu là họ làm dịch vụ cho ngành dầu khí ngoài biển ở phía Nam, phục vụ đưa lãnh đạo đi công tác và một phần cho cấp cứu, cứu hộ... Như vậy, ngoài khó khăn như người ta vẫn nêu là do không có điểm đỗ trên mái các toà chung cư, thì thực chất số lượng máy bay để phục vụ cho chuyện này cũng rất hạn chế.
Có một điểm yếu khác khiến công tác cứu hộ trong các vụ cháy trở nên khó khăn ngay cả trong trường hợp có phương tiện mà ít ai để ý đến. Đó là hệ thống cột điện, dây điện, điện thoại, cáp… chằng chịt trên các đường phố. Hệ thống này gây cản trở các phương tiện cứu hộ như xe thang, máy bay… tiếp cận điểm cháy nổ.
Để tạo niềm tin cho cư dân đã và sẽ sinh sống tại các khu đô thị lớn, theo tôi các chủ dự án có thể tự sắm xe thang. Mỗi chung cư chỉ cần một chiếc xe thang để ứng phó tức thì nếu có hoả hoạn trong khi chờ lực lượng cứu hoả của thành phố đến cứu. Như vậy, trong tình huống xảy ra cháy thuộc khu dân cư của mình, chỉ 1-3 phút sau lực lượng ứng trực tại chỗ này đã triển khai và có tác dụng cực kỳ hiệu quả.
Rất có thể các chủ đầu tư sẽ cảm thấy xót tiền khi mua sắm phương tiện này. Nhưng tôi nghĩ, nó sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho chính các chủ đầu tư. Chỉ cần một " City " hay một "Land " nào đó sớm đầu tư việc này, tôi tin rằng dự án đó của họ chỉ có hấp dẫn hơn, dễ bán hơn vì sẽ có nhiều người tìm đến mua. Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn trước sự chuẩn bị chu đáo của chủ đầu tư cho cư dân không chỉ ở các điều kiện sống mà ngay cả trong các tình huống xấu.
Với những khu chung cư cao cấp có nhiều căn hộ như ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, việc nhà đầu tư tự mua sắm thêm xe thang cho dự án của mình đâu có gì quá khó.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.