Đa số chúng ta đều cho rằng việc học ngoại ngữ hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm quan sát, ghi nhớ từ ngữ, ngữ pháp. Tuy nhiên, theo Medical Daily, các nhà nghiên cứu từ Đại học New York (Mỹ) đã chứng minh điều ngược lại.
Chúng ta được sinh ra với khả năng bẩm sinh về việc học ngoại ngữ - Ảnh chụp màn hình Medical Daily |
Từ những năm 1960, nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky đã đưa ra một ý tưởng mang tính cách mạng, đó là chúng ta được sinh ra với khả năng bẩm sinh về việc học ngoại ngữ. Nói một cách khác, ngôn ngữ và việc học ngoại ngữ, ngữ pháp là một bản năng cơ bản, dựa trên tính năng xử lý ngôn ngữ nội bộ của não. Tuy nhiên, quan điểm này vào thời điểm đó đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học New York (Mỹ) đã sử dụng công nghệ để chứng minh lý thuyết của Chomsky là thực tế. Theo đó, những người tham gia thí nghiệm đã được nghe những câu và cụm từ khác nhau bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Những câu trong thí nghiệm được thiết kế đặc biệt để mọi tín hiệu về ngữ điệu giọng nói, hay các tín hiệu để nhận biết về mặt ngữ pháp đều bị mất đi. Điều này đảm bảo các dấu hiệu duy nhất về ngôn ngữ, ngữ pháp sẽ đến từ chính tâm trí riêng của từng đối tượng, không phải bằng câu từ.
Các nhà nghiên cứu đã đo hoạt động của não dựa vào hai công cụ là: máy đo từ não và máy đo ghi lại điện vỏ não. Kết quả cho thấy hoạt động của não thay đổi tùy thuộc vào việc đối tượng được nghe một câu, cụm từ hay danh sách các từ khác nhau. Các đối tượng tham gia thí nghiệm cũng có thể sử dụng chính bản năng ngữ pháp có trong đầu để nhận dạng chính xác ngôn ngữ khi các tín hiệu về kiến thức được học đều bị lược bỏ.
Tiến sĩ David Poeppel, nhà nghiên cứu của dự án, cũng sớm nhận biết được sẽ có những ý kiến trái chiều được xây dựng trên quan điểm phổ biến của nhiều người cho rằng học ngôn ngữ, ngữ pháp bằng cách sử dụng những dấu hiệu về ngữ điệu, ghi nhớ từ ngữ. “Tuy nhiên, thông qua thí nghiệm, chúng tôi chứng minh được rằng việc hiểu biết một ngôn ngữ có thể đạt được trong trường hợp không tồn tại những dấu hiệu phổ biến trên”, ông cho biết.
Bình luận (0)