|
Tuyển chọn chuyên gia theo hình thức xét thầu quốc tế
Thưa ông, dư luận bắt đầu lo lắng về tiến độ chuẩn bị đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT). Cụ thể là chương trình tổng thể chính thức chưa được công bố. Ông có thể chia sẻ gì về điều này?
Đúng là ai cũng lo khi thấy có vẻ như mọi việc vẫn khá im ắng. Tuy nhiên, đến giờ phút này thì có thể chia sẻ một chút thông tin. Để đảm bảo tiến độ công việc đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình mới, đầu tháng 11.2016, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Bộ GD-ĐT đã triệu tập một số chuyên gia nghiên cứu hoàn thiện dự thảo chương trình tổng thể (tức khung chương trình GDPT).
Cho đến nay, các chuyên gia đã thống nhất ý kiến đánh giá về các phiên bản dự thảo chương trình tổng thể và định hướng hoàn thiện để có thể trình phiên bản mới vào thời gian sớm nhất.
Ông có thể đánh giá gì về những người cộng sự? Có quy định gì về đội ngũ chuyên gia biên soạn chương trình phải có số lượng nhất định là giảng viên ĐH hoặc giáo viên phổ thông… hay không?
|
Theo thỏa thuận giữa Bộ GD-ĐT với Ngân hàng Thế giới, người tham gia xây dựng chương trình không được là công chức của Bộ, không phải là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bổ nhiệm. Như vậy có nghĩa là ngoài công chức các cục, vụ của Bộ thì hiệu trưởng, hiệu phó các trường, viện trưởng, viện phó các viện nghiên cứu thuộc Bộ GD-ĐT cũng không được tham gia xây dựng chương trình, biên soạn bộ sách giáo khoa mà Bộ tổ chức biên soạn.
Nhóm chuyên gia hiện nay chỉ được triệu tập để hoàn thiện bản dự thảo chương trình GDPT tổng thể đã được Bộ công bố vào tháng 8.2016 và được các tầng lớp nhân dân góp ý. Anh em đều rất tâm huyết. Có những anh em rất trẻ, trẻ nhất là thế hệ “8X”. Nhiều người có hiểu biết sâu về làm chương trình, về kinh nghiệm làm chương trình của các nước.
Học sinh lớp 11, 12 được chọn môn học
Trong những cuộc hội thảo, góp ý cho việc đổi mới chương trình GDPT gần đây, ông đã đề xuất cần phải tổ chức dạy học tự chọn mạnh mẽ ở cấp THPT. Cụ thể, đến lớp 11, 12 thì sẽ không còn môn học nào mang tính bắt buộc nữa, học sinh (HS) hoàn toàn được chọn môn học theo nhu cầu, sở thích và định hướng nghề nghiệp của mình. Dựa trên cơ sở nào mà ông đưa ra đề xuất này và liệu cách tổ chức dạy học như vậy có khả thi?
|
Cơ sở của đề xuất nói trên là Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa. Nghị quyết đã quy định: “GDPT 12 năm gồm hai giai đoạn giáo dục: giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp THCS 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT 3 năm)”. Nếu HS THPT tiếp tục học nhiều môn như hiện nay, các em không chỉ bị quá tải mà còn không có điều kiện để học sâu những kiến thức, kỹ năng cần thiết đối với định hướng nghề nghiệp của mình.
Vấn đề cần đánh giá hiện nay là liệu nguyện vọng của HS có đa dạng đến mức gây khó cho việc sắp xếp thời khóa biểu của các trường không? Nhóm chuyên gia chúng tôi đã thử điều tra 2.749 HS ở các trường THPT quy mô lớn nhỏ khác nhau ở Hà Nội, Hưng Yên và Nam Định, có cả trường công lập và tư thục, thì thấy kết quả tự chọn môn học phân bố khá đều chứ không quá chênh lệch.
tin liên quan
Dốc sức đổi mới giáo dục2017 là năm bản lề cho việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông
(dự kiến bắt đầu từ năm 2018).
Tuy nhiên, đây mới chỉ là một thử nghiệm ở quy mô nhỏ. Sắp tới, chúng tôi sẽ phải đề nghị Bộ cho tổ chức điều tra trên toàn quốc. Mỗi HS sẽ được cấp một mã số để trả lời câu hỏi qua mạng…
Để tăng cường tính khả thi của phương án này, dự thảo chương trình GDPT mới cũng sẽ dành quyền cho các trường được sắp xếp các tổ hợp môn học phù hợp với điều kiện của mình và dành quyền cho HS được học ở cơ sở giáo dục khác những môn học mà trường các em không bố trí được.
Nhưng nếu việc tự chọn ấy vẫn tùy thuộc vào điều kiện của từng trường thì liệu có gây bất bình đẳng về quyền học tập của HS ở mỗi trường khác nhau hay không, thưa ông?
Sự phát triển của các địa phương ở nước ta không đồng đều nên vẫn phải chấp nhận điều kiện giáo dục ở các nơi có sự chênh lệch. Không thể “ghìm” những nơi có điều kiện phát triển xuống để “chờ” những nơi chưa đủ điều kiện hoặc chưa được quan tâm đầu tư đuổi kịp. Ngược lại, sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đòi hỏi cấp ủy, chính quyền mỗi địa phương phải thực sự thấm nhuần quan điểm “phát triển GD-ĐT là quốc sách hàng đầu”, nỗ lực phấn đấu, đáp ứng đủ điều kiện thực hiện để con em mình được học hành tử tế. Nhân dân có quyền yêu cầu lãnh đạo địa phương tập trung nguồn lực để con em mình được học tập trong môi trường không thua kém nơi khác.
tin liên quan
Học sinh có quyền ý kiến khác với thầyChương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng phát triển hài hòa
cả phẩm chất và năng lực, dạy người, dạy chữ, dạy nghề... nên mô hình
trường học toàn diện sẽ đáp ứng yêu cầu thực học, thực nghiệp.
Đại biểu Ngân hàng Thế giới có nhận xét số giờ học của HS VN quá thấp so với các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) và một số nước đang phát triển ở châu Á như Trung Quốc. Vị này đề nghị Bộ GD-ĐT tổ chức học 2 buổi/ngày ở cả 3 cấp học và kéo dài thời gian học đến 38 hoặc 40 tuần/năm như nhiều nước, vì số giờ học tập càng cao thì người học càng học được nhiều mà thong thả, số giờ học càng ít thì việc học càng căng thẳng.
Tuy nhiên, đây là một mong muốn đang vượt quá sức chúng ta. Ngay ở cấp tiểu học, hiện chỉ có khoảng 70% số trường trong cả nước tổ chức dạy học được 2 buổi/ngày.
tin liên quan
Gặp cô gái 16 tuổi - công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 201616 tuổi, đi qua trên dưới 10 nước trên thế giới và sở hữu một bảng thành tích ấn tượng về lĩnh vực âm nhạc, Bùi Vũ Nguyệt Minh đã trở thành Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2016.
Phải có chương trình tổng thể muộn nhất vào tháng 3.2017
Trước hết, Bộ GD-ĐT sẽ phải phối hợp với Ngân hàng Thế giới thúc đẩy nhanh quá trình tuyển chọn nhân sự xây dựng chương trình. Thứ hai, phải sớm hoàn thành dự thảo chương trình tổng thể mới để xin ý kiến các chuyên gia giáo dục (dự kiến vào cuối tháng 1.2017), đưa lên mạng lần nữa xin ý kiến nhân dân (đầu tháng 2.2017), trình ra Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình và tiếp tục hoàn thiện theo ý kiến hội đồng. Muộn nhất là tháng 3.2017 phải có chương trình tổng thể để biên soạn các chương trình môn học.
Trong quá trình biên soạn còn phải thường xuyên thực hiện việc đánh giá tác động của chương trình. Trước đây, chúng ta biên soạn xong chương trình mới viết sách giáo khoa thử nghiệm và dạy sách giáo khoa đó để thử nghiệm độ tin cậy của chương trình. Sau vài năm dạy thử nghiệm mới tiếp tục hoàn thiện và phê duyệt chương trình. Theo cách làm mới, chúng ta sẽ không chờ đến lúc biên soạn xong chương trình mới thử nghiệm mà tiến hành đánh giá tác động ngay khi đưa ra những nội dung giáo dục, phương pháp dạy học hay phương pháp đánh giá mới. Bên cạnh biện pháp dạy thực nghiệm, còn có thể áp dụng những biện pháp khác như khảo sát thực tế, điều tra dư luận, phỏng vấn sâu chuyên gia, cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và HS...
Kết quả đánh giá tác động của chương trình như tính khả thi, tác động đến HS, giáo viên, nhà trường, đến ngân sách và chi phí xã hội, đến sự phát triển kinh tế - xã hội... sẽ là căn cứ quan trọng để hoàn thiện và thẩm định chương trình. Ngoài những công việc nói trên, sau khi hoàn thành chương trình, ban soạn thảo còn có một nhiệm vụ quan trọng nữa là biên soạn tài liệu hướng dẫn viết SGK và tài liệu tập huấn giáo viên.
|
Bình luận (0)