Năm 1994, TS Thiệu với tư cách là Tổng giám đốc Liên doanh Vận tải biển Bông sen (Lotus) đã tham gia thành lập Hiệp hội Giao nhận và Kho vận Việt Nam (VIFFAS). Đến năm 2013, VIFFAS được Bộ Nội vụ cho phép đổi tên thành Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt nam (VLA).
Thời gian qua, nhờ vào sự cống hiến không ngừng của TS, Đề án thành lập Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) do TS Thiệu làm Trưởng ban vận động đã được Bộ Nội vụ chính thức ra quyết định cho phép thành lập.
|
Theo TS Thiệu, ngành Logistics tại Việt Nam đang có những bước phát triển đáng kể. Cụ thể theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, hiệu quả trong năng lực hoạt động Logistics của các nước ASEAN thì Việt Nam đứng thứ 3 chỉ sau Singapore và Thái Lan, tốc độ tăng trưởng trung bình 14 - 16%/năm, đóng góp 2 - 4% GDP. Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì nhân sự lĩnh vực này tại Việt Nam lại “thiếu về số lượng, yếu về chất lượng”. Chính phủ Việt Nam hiện đang đặc biệt quan tâm và đã có những hành động cụ thể. Quyết định 2021/QĐ-TTg ngày 22.2.2021 Thủ tướng Chính phủ đã dành 1 mục riêng về đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực logistics với 5 nhiệm vụ cụ thể. “VALOMA có nhiệm vụ tham gia thực hiện Quyết định của Chính phủ, nhằm phát triển nhân lực logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics và phát triển ngành logistics đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra” - TS Mai Xuân Thiệu khẳng định thêm.
Tháng 3.2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đây cũng là cụm cảng nước sâu lớn nhất cả nước. Thủ tướng đã làm việc với ban lãnh đạo tỉnh và giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung cao độ và mọi biện pháp phát triển nhanh hơn nữa, đồng bộ hơn nữa, khả năng cạnh tranh cao hơn nữa để phát triển hệ thống cảng biển và logistic tại Bà Rịa - Vũng Tàu, trước hết là Cái Mép - Thị Vải ngang tầm khu vực vào năm 2030, cạnh tranh ngang hàng với Singapore và trở thành một đầu mối cảng biển đẳng cấp thế giới vào năm 2045. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn: “Năm 2045, chúng ta xác định tầm nhìn một Việt Nam hùng cường thì tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với hệ thống cảng biển và logistic ở đây đóng vai trò, vị trí rất quan trọng”.
|
Từ năm 2017, TS Mai Xuân Thiệu chính thức trở trở thành thành phần nòng cốt trong đội ngũ đào tạo của BVU và đã góp phần lớn trong việc đưa nhà trường trở thành một trong những trường đại học đầu tiên ở phía Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, mã ngành 7510605.
Với sự dẫn dắt của TS Mai Xuân Thiệu, hiện tại Trường đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã có một đội ngũ giảng viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng không chỉ giàu kinh nghiệm mà còn thu hút những Tổng giám đốc, giám đốc các công ty, doanh nghiệp Logistics trực tiếp tham gia giảng dạy, giúp BVU tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo.
|
Là ngành học liên tục nằm trong top 3 những ngành được quan tâm nhất tại BVU trong các năm qua và năm 2021, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đã chứng tỏ sức hút của ngành. Trong thời gian tới, BVU tiếp tục đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất như khởi công xây dựng cơ sở mới đẹp và hiện đại bậc nhất khu vực (khởi công quý 2 năm 2021, hoàn thành năm 2022). Ngoài ra, trường còn không ngừng đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo và nâng cao chất lượng: Năm 2019, BVU được công nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2020, BVU được tổ chức xếp hạng các cơ sở giáo dục lâu đời và có uy tín trên thế giới - Tổ chức QS (Anh Quốc) công nhận đạt tiêu chuẩn 3 sao QS Stars™. Với những thuận lợi khách quan cũng như nhiều giải pháp đầu tư đồng bộ, Trường đại học Bà Rịa - Vũng Tàu xác định trở thành địa chỉ đào tạo đại học, sau đại học uy tín của khu vực.
Bình luận (0)