Theo thống kê sơ bộ, số hồ sơ đăng ký xét tuyển mà Trường ĐH Thương mại nhận được hiện nay là hơn 13.000, trong khi chỉ tiêu ĐH hệ chính quy của trường là 3.800. Theo ông Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại, do đã tham khảo mức điểm chuẩn các ngành của trường năm ngoái nên mức điểm của phần lớn hồ sơ đăng ký xét tuyển đều ở mức sàn sàn từ 19 đến 21 điểm. Vì thế, khi đưa ra phương án điểm chuẩn, trường chỉ cần nhích lên hạ xuống 0,5 điểm là số lượng TS trúng tuyển khác nhau đáng kể.
Để chống ảo, trường dự kiến phân loại TS theo điểm, từ đó tính toán hệ số dôi dư (so với chỉ tiêu) phù hợp. Chẳng hạn, với nhóm hồ sơ dưới 19 điểm, trường sẽ tính độ ảo là 5%. Nhóm hồ sơ 20 - 22 điểm tỷ lệ “ảo” từ 20 - 30%. Nhóm hồ sơ từ 22 điểm trở lên thì tỷ lệ “ảo” có thể lên tới 30 - 40%.
tin liên quan
Điểm chuẩn đợt 1Tối qua (12.8), nhiều trường ĐH đã họp bàn phương án xác định điểm trúng tuyển đợt 1.
Nhóm GX (gồm 12 trường ĐH và học viện trong khu vực Hà Nội) đã họp bàn và thống nhất sơ bộ việc xét điểm chuẩn, theo đó các trường phải nghiên cứu kỹ phổ điểm của TS nộp vào từng ngành, từng trường, đặc biệt lưu ý mức độ thu hút TS của các ngành các trường khác nhau. Bên cạnh đó, nghiên cứu xem bao nhiêu TS đăng ký cả trong và ngoài nhóm GX. Trên cơ sở đó quyết định sẽ nhân hệ số (chỉ tiêu) là bao nhiêu với từng ngành khi xác định điểm chuẩn.
tin liên quan
Văn Lang, Lạc Hồng, Quốc tế Hồng Bàng, Văn Hiến công bố điểm trúng tuyểnCác trường ĐH: Văn Lang, Lạc Hồng, Quốc tế Hồng Bàng, Văn Hiến vừa công bố điểm trúng tuyển.
Ông Cao Quốc An, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Lâm nghiệp, cho rằng do năm nay Bộ GD-ĐT siết chặt việc tuyển đủ chỉ tiêu, trong khi bài toán giải ảo không có phương án nào hoàn hảo nên sẽ có tình trạng nhiều trường tuyển không đủ chỉ tiêu, kể cả các trường tốp trên. Trong khi đó tâm lý ngại tuyển sinh đợt bổ sung là khá phổ biến, thường rất ít trường tiếp tục tổ chức tuyển sinh các đợt bổ sung nếu việc tuyển thiếu chỉ tiêu nằm rải rác ở các ngành, dù cộng lại toàn trường thì số thiếu có thể lên đến vài trăm. “Việc các trường tốp trên tuyển không hết chỉ tiêu đợt 1 nhưng không tổ chức tuyển bổ sung sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các trường tốp dưới về nguồn tuyển. Xét về góc độ người học thì điều này có lợi ích lâu dài, thực ra nhiều trường tốp dưới khó tuyển sinh không phải do chất lượng đào tạo mà do TS chưa biết đến nhiều ngành nghề. Trên thực tế, nhiều ngành nghề xã hội cần, người học ra trường dễ tìm việc làm nhưng TS không biết”, ông An phân tích.
tin liên quan
Thí sinh vẫn còn cơ hội ở đợt 1Hôm nay (12.8) là ngày cuối cùng các trường ĐH, CĐ nhận hồ sơ xét tuyển đợt đầu tiên. Dựa vào tình hình xét tuyển ở đợt 1, nhiều trường đã có những dự báo cho thí sinh ở nguyện vọng bổ sung cũng như cơ hội vào nguyện vọng 1 ngay trong ngày cuối cùng.
Bình luận (0)