Để có thế hệ kế thừa tốt, phải giúp học sinh định hướng sớm

24/06/2017 13:52 GMT+7

Đây là vấn đề được các chuyên gia giáo dục và doanh nhân bàn luận trong lễ phát động Top 100 Phong cách Doanh nhhân - Leader Talk 2017 với chủ để “Chiến lược cho thế hệ kế thừa”.

Chương trình diễn ra vào chiều ngày 23.6.2017, do Hệ thống Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) - Một thành viên thuộc hệ thống giáo dục Tập đoàn Nguyễn Hoàng phối hợp cùng Nam Hương Corp tổ chức. Chương trình thu hút hơn 600 khách mời gồm những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục và các doanh nhân, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Lờ mờ kế hoạch tương lai
PGS.TS Thái Bá Cần - Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng - cho biết học sinh, sinh viên Việt Nam đa phần có tâm lý sợ sai nên rất ít phát biểu, tranh luận khi học tập, nghiên cứu. Điều này là một hạn chế khiến các cử nhân ra trường có thể mất việc hoặc không tìm được việc ngay tại quê nhà, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang hội nhập.
Bà Nguyễn Thu Hương - Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Hương - cho rằng nhiều sinh viên vẫn còn rất thụ động trong học tập và làm việc. Trong quá trình trao đổi, phỏng vấn sinh viên, bà Hương nhận thấy không nhiều bạn vạch ra kế hoạch tương lai cho bản thân và có tâm thế sẵn sàng hội nhập. Nhiều bạn khi đi xin việc được nhà tuyển dụng hỏi rằng bạn sẽ đóng góp được gì cho doanh nghiệp thì vô tư trả lời rằng mình không biết và nghĩ doanh nghiệp sẽ đào tạo, dạy việc cho bạn.
“Điều này thật sự lãng phí và vô lý khi các bạn đã bỏ ra hàng năm trời ngồi trên ghế giảng đường nhưng bây giờ lại không biết mình sẽ làm gì hoặc muốn tương lai mình ra sao. Ngày nay, rất nhiều sinh viên mới vào đại học luôn có cảm giác hình như mình đang học sai ngành. Không ít người ra trường phải làm việc trái ngành do không tìm được công việc đúng chuyên môn”, bà Hương thông tin.
Chú trọng định hướng ngay từ bé
Tiến sĩ Đoàn Huệ Dung- Giám đốc Điều hành SNA chia sẽ quan điểm giáo dục của SNA tại talk show
Tiến sĩ Đoàn Huệ Dung- Giám đốc Điều hành SNA chia sẻ quan điểm giáo dục của SNA tại talk show
TS Đoàn Huệ Dung - Giám đốc điều hành Trường Quốc tế Bắc Mỹ (thuộc hệ thống giáo dục của Tập đoàn Nguyễn Hoàng) - cho rằng nhiều phụ huynh thường nghĩ việc định hướng nghề nghiệp, tương lai cho con cái là chuyện chỉ phải làm khi con khôn lớn. Tuy nhiên, theo bà Dung, ngay cả khi cha mẹ mua một món đồ chơi cho con lúc bé cũng đã góp phần vào việc định hướng nghề nghiệp cho con.
“Tất cả những gì xảy ra xung quanh đứa trẻ đều có ảnh hưởng tới tâm lý, sở thích của bé. Ngày nay, việc định hướng nghề nghiệp cần được thực hiện từ rất sớm. Các em phải được lớn lên và trưởng thành dần qua từng từng giờ học”, bà Dung nhấn mạnh.
Tại Trường Quốc tế Bắc Mỹ, học sinh được đào tạo ngay từ nhỏ nên giáo viên có thể tác động làm thay đổi cách học, sự trưởng thành cho một thế hệ. Vì vậy, đội ngũ giáo viên phải có chất lượng tốt, thấu hiểu triết lý giáo dục của trường. Giáo viên phải là một “nghệ sĩ” khi giảng dạy, có thể chạm vào tâm hồn của các em chứ không thể dạy theo cách cũ được.
Theo ông Dương Quốc Nam - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoàng Nam - cho biết có nhiều trường hợp “cha làm con phá”. Người thành công hiện nay thì chưa chắc con cái của họ cũng thành công.
“Một trong các lý do là họ quá bận rộn với công việc. Họ nghĩ mình có tiền, có điều kiện thì chỉ cần cho con học trường tốt, ăn ngon mặc đẹp là được. Tôi thì nghĩ khác, tốt cho con là phải biết quan tâm và định hướng cho con. Đó không phải là bổn phận hay trách nhiệm mà đó là tình thương mà cha mẹ dành cho con. Tôi như là người bạn đồng hành cùng con”, ông Nam cho hay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.