Lo lắng này càng có cơ sở khi kỳ thi THPT quốc gia năm nay có nhiều đề thi khác nhau, có tổ hợp môn với các môn thành phần, mỗi thí sinh một mã đề. Trong khi đó, việc in sao đề thi lại được giao về cho các sở GD-ĐT.
“Lỗi kỹ thuật”
Lý giải về sai sót trong đề thi môn sử trong kỳ thi Học sinh giỏi truyền thống tỉnh Bình Thuận vào ngày 28.3, ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận, cho rằng đây là sai sót do lỗi kỹ thuật. Đáng lý ra câu hỏi này phải bố cục trong phần lịch sử VN nhưng do lỗi chủ quan của tổ ra đề thi nên đã đưa nhầm vào phần lịch sử thế giới.
Trước đó, sáng 21.3, kỳ thi thử THPT quốc gia năm 2017 do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức, nhiều học sinh phát hiện đề thi môn hóa học có sai sót ở câu số 62, đề số 3 phương án C không có nội dung. Chiều 20.3, ngay sau khi kết thúc bài kiểm tra môn toán của kỳ thi thử này, một số học sinh đã phản ánh đề thi có một câu sai khi không có đáp án nào đúng. Cụ thể, mã đề 015 sai câu 37, cả 4 đáp án trong đề đều không đúng. Đại diện của Sở GD-ĐT Hà Nội thừa nhận sai sót trong quá trình làm đề và cho rằng sai do "lỗi đánh máy", thuộc về lỗi kỹ thuật.
|
Tuy nhiên, tìm hiểu về quy định trong quy trình làm đề của Bộ GD-ĐT mới thấy “lỗi kỹ thuật” không phải do máy móc, do in sao đề thi mà thực tế cũng là do năng lực và trách nhiệm của những người chịu trách nhiệm làm đề.
Bỏ công đoạn
|
Nhiều ý kiến cho rằng quy trình trên văn bản là chặt nhưng thực tế về đến cơ sở nhiều nơi vì thiếu kinh phí, thiếu nhân lực, thời gian... nên hay xảy ra tình trạng “làm tắt”, bỏ qua một số công đoạn.
Chuyên gia khảo thí của một sở GD-ĐT phía bắc cho hay những khâu như thử nghiệm đề thi thường không được làm vì mất thời gian, tốn kém về mặt kinh phí. Bộ GD-ĐT làm đề thi quốc gia nên có kinh phí, có quyền huy động giáo viên, cán bộ giỏi nhất ở tất cả các địa phương về làm đề thi quốc gia, trong khi không phải địa phương nào cũng làm được như vậy.
Tuy nhiên, trao đổi với Thanh Niên, ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi, Sở GD-ĐT Hà Nội, thẳng thắn nói: “Sai thì nên nhận lỗi, sai ở khâu nào thì rút kinh nghiệm ở khâu đó để làm tốt hơn chứ không nên nói rằng vì thiếu điều kiện nên bỏ qua”.
Với hình thức thi trắc nghiệm, nhiều ý kiến cho rằng sai sót còn dễ xảy ở phần đáp án. Vừa qua, đề do một số sở GD-ĐT cũng có những lỗi như cả 4 đáp án đều không có đáp án đúng hoặc có hơn một đáp án đúng cho một câu hỏi. Trong khi đó, hướng dẫn của Bộ nêu rõ: mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất; không đưa ra phương án “tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
tin liên quan
'Phong trào Cần Vương' bị đưa nhầm sang 'lịch sử thế giới'Phong trào Cần Vương trong chương trình giáo khoa môn Lịch sử lớp 9, thuộc phần Lịch sử Việt Nam. Nhưng khi ra đề thi, cán bộ ra đề đưa câu hỏi liên quan này sang phần thi Lịch sử thế giới.
Trong văn bản chấn chỉnh tình trạng đề thi, kiểm tra sai sót ở các địa phương vào tháng 1.2017, Bộ GD-ĐT cũng nhận định: “Hiện vẫn có một số địa phương, cơ sở giáo dục chưa thực hiện nghiêm túc quy định về việc ra đề và tổ chức kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học: việc ra đề kiểm tra còn thiếu tính chính xác, vượt quá yêu cầu của chương trình; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá không phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh làm ảnh hưởng không tốt đến động cơ và chất lượng dạy - học của giáo viên và học sinh; tạo ra áp lực không đáng có cho giáo viên và học sinh; gây băn khoăn, bức xúc trong xã hội”.
Bộ này đề nghị các sở GD-ĐT, các trường THPT trực thuộc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá thường xuyên và học kỳ theo đúng các quy định của Bộ, đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh; rà soát, đánh giá toàn bộ hoạt động ra đề, tổ chức kiểm tra, đánh giá trong thời gian vừa qua và xử lý nghiêm khắc, dứt điểm những sai phạm...
Các bước của quy trình làm đề
Ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi, Sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng quy trình, tài liệu hướng dẫn và tập huấn từ phía Bộ về việc ra đề thi, kiểm tra rất đầy đủ và chặt chẽ.
Ví dụ quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan gồm có 8 bước rõ ràng: thứ nhất xây dựng ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi; soạn câu hỏi thô (đề xuất ý tưởng); rà soát, chọn lọc, biên tập và thẩm định câu hỏi thi (thẩm định nội dung, kỹ thuật và ngôn ngữ); thử nghiệm, phân tích, đánh giá câu hỏi thi; chỉnh sửa các câu hỏi sau thử nghiệm; xây dựng đề thi, thử nghiệm, phân tích, đánh giá các đề thi; chỉnh sửa sau khi thử nghiệm đề thi; rà soát, lựa chọn vào ngân hàng câu hỏi thi.
Bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường trung học Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), cũng cho rằng quy trình làm đề thi đòi hỏi phải rất cẩn trọng, nhiều con mắt chuyên môn “nhìn vào”. Ngay như để xây dựng ngân hàng đề thi phục vụ cho việc kiểm tra ở trường cũng phải là một quá trình rất phức tạp vì học sinh sẽ qua những kỳ kiểm tra đó để tập dượt và làm quen với kỳ thi cấp quận, cấp tỉnh rồi cấp quốc gia. Bà Thu Anh nêu ví dụ: các giáo viên phải phản biện chéo đề cho nhau, làm thử đề của nhau. Sau khi phản biện chéo thì phản biện vòng tròn theo nhóm (mỗi nhóm khoảng 4 - 5 người) trước khi quyết định lựa chọn từng câu hỏi vào đề thi, kiểm tra.
|
Bình luận (0)