Khảo sát theo xu thế đề thi quốc tế
Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, thí sinh xét tuyển vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tham gia bài khảo sát năng lực bằng tiếng Anh vào ngày 12.6.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, hằng năm có khoảng 3.500 thí sinh đăng ký tuyển sinh vào trường này, tính ra tỷ lệ “chọi” trung bình là 1/7.
tin liên quan
Tỷ lệ 'chọi' vào lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa cao hơn đại họcGiáo viên Nguyễn Thị Diện, Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Nguyễn Viết Xuân (Q.1), nhận xét đề bài khảo sát ngày càng theo xu thế các đề thi quốc tế nhằm thử thách sự kiên trì, đòi hỏi mức độ tập trung và trình độ tư duy cao.
Trong đó, giáo viên này đánh giá, ở lĩnh vực toán học chủ yếu thiên về toán tư duy, toán thực tiễn. Lĩnh vực tiếng Việt, chủ yếu kiểm tra khả năng vận dụng ngôn ngữ, cảm thụ văn học… Ở lĩnh vực khoa học, xã hội, tập trung kiểm tra mức độ hiểu biết sâu, rộng nhưng đều đặt vào những tình huống cụ thể đòi hỏi học sinh phải có vốn sống thực tế. Riêng ở lĩnh vực tiếng Anh, kiểm tra vốn từ vựng, ngữ pháp thuộc nhiều chủ đề khác nhau.
Học theo hướng tư duy
Nhiều giáo viên cho rằng nội dung đề khảo sát mang tính phân loại đối tượng rõ ràng. Kiến thức phong phú với nhiều phạm vi khác nhau, vì vậy trong quá trình ôn luyện cần tránh học theo hướng học thuộc, học mẫu, học nhiều.
Để có thể đạt kết quả tốt nhất trong kỳ đánh giá năng lực xét tuyển đầu vào này, giáo viên Nguyễn Thị Diện cho rằng học sinh nên ôn luyện theo hướng sau: Nắm chắc chương trình bậc tiểu học ở mọi lĩnh vực. Trau dồi vốn từ vựng tiếng Anh cũng như tiếng Việt để giúp việc đọc hiểu nội dung đề một cách nhanh nhất. Khi học, không thiên về số lượng mà thiên về cách học mang tính tư duy sáng tạo, khái quát kiến thức để giải quyết được nhiều dạng bài khác nhau.
Vì vậy, học sinh cần chịu khó đọc, tìm hiểu những câu chuyện mang tính chất ngụ ngôn, giáo dục bài học đạo đức và các kỹ năng trong cuộc sống. Nắm vững luật thơ, cách gieo vần trong thơ, am hiểu về ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ dân gian.
Cần quan tâm đến các vấn đề được nhắc nhiều trong cuộc sống như sức khỏe, môi trường, văn hóa, đạo đức, những vấn đề xã hội được dư luận quan tâm trong và ngoài nước…
Một cách bao quát, theo giáo viên Nguyễn Thị Diện, học sinh cần phải tự mình mở rộng hiểu biết, thâu tóm kiến thức theo từng chuyên đề cụ thể, rõ ràng nhằm học sâu, nhớ lâu và đặc biệt vận dụng linh hoạt vốn kiến thức, vốn hiểu biết trong quá trình làm bài.
Bình luận (0)