Trước đó, ngày 30.6, Bộ đã có văn bản gửi tới UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp về nội dung này.
Theo đó, Bộ yêu cầu các cơ sở đào tạo thu học phí không vượt mức trần học phí quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
tin liên quan
Mệt mỏi các kiểu 'đồng phục' đầu năm họcCứ vào năm học mới, chuyện đồng phục, sách, vở, bút, mực... cho học sinh lại khiến phụ huynh mệt mỏi vì những quy định không đáng của các trường, đặc biệt ở các thành phố lớn như TP.HCM.
Bộ cũng đề nghị các cơ sở đào tạo thực hiện giãn thời gian thu, thời điểm thu, tránh thu cùng một thời điểm đối với các trình độ đào tạo để hạn chế tối đa tác động của học phí đến chỉ số giá tiêu dùng.
Đối với các khoản thu ngoài học phí, Bộ đề nghị tiết giảm chi phí hoạt động, hạn chế thu các khoản thu ngoài học phí. Đồng thời trường phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo công khai, minh bạch, có cơ chế để cán bộ, giảng viên, người lao động, sinh viên và các tổ chức khác tham gia giám sát toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Còn trong văn bản gửi UBND các địa phương, Bộ GD-ĐT còn đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục cam kết và nghiêm túc không thu các khoản thu ngoài học phí trái quy định trong trường học. Các địa phương tự chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân cố ý vi phạm.
Ngoài ra, các địa phương cần chú ý thực hiện chính sách miễn thu học phí đối với giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ năm 2018 theo tinh thần Nghị quyết 46/2017 ngày 9.6 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 vừa qua.
tin liên quan
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sungHội đồng tuyển sinh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1.
Bình luận (0)