Lên ngôi trường vùng cao để nhìn thấy... biển!

26/01/2016 05:05 GMT+7

Nghe có vẻ nghịch nhĩ nhưng lại là câu chuyện nghiêm túc đang diễn ra ở Trường tiểu học Hướng Phùng (đóng tại một xã vùng cao của huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Câu chuyện về... biển ở ngôi trường này còn quá đỗi thiêng liêng!

Nghe có vẻ nghịch nhĩ nhưng lại là câu chuyện nghiêm túc đang diễn ra ở Trường tiểu học Hướng Phùng (đóng tại một xã vùng cao của huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Câu chuyện về... biển ở ngôi trường này còn quá đỗi thiêng liêng!

Mô hình biển đảo Việt Nam được ghép bằng đá cuộiMô hình biển đảo Việt Nam được ghép bằng đá cuội
Cách thị trấn Khe Sanh mờ sương 30 km, ít ai ngờ rằng, địa phương có đa số dân cư là đồng bào Vân Kiều lại có một ngôi trường... dễ thương đến đặc biệt vậy.
Chỉ cần bước chân vào trường, người ta như lạc vào một không gian khác, đầy tính thẩm mỹ và giáo dục. Hiện đây là nơi học hành của 631 học sinh, trong đó có 412 em là người Vân Kiều, và là nơi giảng dạy của 44 giáo viên, trong đó có 33 nữ.
Sự “lột xác” của ngôi trường vùng cao này bắt đầu khi ông Nguyễn Mai Trọng (42 tuổi) được điều chuyển về làm hiệu trưởng nhà trường cách đây 3 năm.
“Khi tôi nhận công tác ở đây, tôi trăn trở mãi chuyện rằng không biết đến bao giờ đám học trò của tôi mới được... nhìn thấy biển. Trong khi ở ngoài kia, bao nhiêu chiến sĩ, bao nhiêu ngư dân đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc...”, ông Trọng nói.
Công trình mô hình biển đảo Việt Nam bằng đá cuội đã được hình thành từ ý tưởng đó. Sau gần 2 tháng trời huy động công sức của giáo viên trong trường, ông Trọng cùng đồng nghiệp đã hoàn thành mô hình rất bắt mắt mà hầu như không tốn quá nhiều kinh phí và cũng chẳng xin phụ huynh xu nào.
Từ đây, các công trình ý nghĩa khác lần lượt ra đời, như: Cột mốc chủ quyền Trường Sa được đặt ngay sân khấu trường để sáng thứ hai nào thầy và trò cũng chào cờ; tranh Thánh Gióng bằng đá; tranh nhà sàn Bác Hồ bằng đá; khu vui chơi giải trí ngoài trời; góc thiên nhiên... Đặc biệt, mới đây, từ nguồn xã hội hóa, nhà trường đã cho phục dựng một ngôi nhà sàn truyền thống của người Vân Kiều và trang trí nhiều hiện vật quý.
Hiệu quả về mặt giáo dục của những mô hình sinh động này đem lại là rất rõ rệt. Các em học sinh đã trở nên rất thích thú khi tìm hiểu về biển đảo, về lịch sử của dân tộc mình, về truyền thống giữ nước của cha ông...
Nhờ những mô hình đặc biệt này, thầy và trò Trường tiểu học Hướng Phùng nhiều năm qua đã được nhiều cấp ngành tuyên dương và được nhiều đơn vị, địa phương khác đến tham quan, học tập.
Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên Online ghi lại được:
Lên ngôi trường vùng cao để nhìn thấy...biển! 2Tranh Thánh gióng bằng đá
Lên ngôi trường vùng cao để nhìn thấy...biển! 1Cột mốc chủ quyền Trường Sa được dựng ngay sân khấu chính của trường
Lên ngôi trường vùng cao để nhìn thấy...biển! 3Công trình nhà sàn truyền thống của người Vân Kiều vừa được nhà trường phục dựng
Lên ngôi trường vùng cao để nhìn thấy...biển! 5 Trong nhà sàn truyền thống, các em học sinh được tìm hiểu nhiều hiện vật quý
Lên ngôi trường vùng cao để nhìn thấy...biển! 4Khu chơi cờ là nơi nhiều em học sinh lui tới
Lên ngôi trường vùng cao để nhìn thấy...biển! 6Thầy Nguyễn Mai Trọng, Hiệu trưởng nhà trường, người đưa ý tưởng về những mô hình thú vị xây dựng ở đây
Lên ngôi trường vùng cao để nhìn thấy...biển! 7
Lên ngôi trường vùng cao để nhìn thấy...biển! 8Một đoàn khách Hàn Quốc đến tham quan nhà trường

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.