Sau 60 năm hình thành và phát triển, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM (trước đây là Trường ĐH Văn khoa) đã thu hút hàng ngàn sinh viên của 74 quốc gia và vùng lãnh thổ đến theo học.
Sáng 20.11, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển (1957-2017).
Đến dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ.
Năm 1957 Trường ĐH Văn khoa (thường được gọi là Trường ĐH Văn khoa Sài Gòn) chính thức được hình thành trực thuộc Viện ĐH Sài Gòn.
Từ 1975 Trường ĐH Văn khoa thay đổi mục tiêu, chương trình đào tạo và sau đó hợp nhất với Trường ĐH Khoa học thành ĐH Tổng hợp TP.HCM và Văn khoa trở thành khối Khoa học xã hội trong ĐH Tổng hợp TP.HCM.
Từ thời cổ đại, Khổng Tử từng cho rằng: 'Làm người thì khó'. Theo đó, có thể suy luận rằng: Làm thầy thì càng khó hơn, vì thầy là người dạy trò làm người, nên người. Khó có thể nói hết cái khó của việc làm thầy hiện nay.
Đến năm 1996, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn chính thức được thành lập và là thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM. Đây là cột mốc có ý nghĩa lịch sử, mở đầu cho giai đoạn tăng tốc phát triển nhảy vọt của nhà trường, hướng mục tiêu trở thành cơ sở hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ cộng đồng trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
PGS-TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết qua 60 năm hình thành và phát triển, đến nay, trường đã đào tạo và cung cấp cho đất nước một đội ngũ trí thức đông đảo với trên 75.000 cử nhân khoa học, hơn 7.000 thạc sĩ và trên 600 tiến sĩ. Trường hiện có 958 cán bộ giảng viên, trong đó đội ngũ giảng viên có 99,6% trình độ sau ĐH.
Đáng chú ý, trường là đơn vị dẫn đầu cả nước về thu hút sinh viên nước ngoài từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đến học tập, nghiên cứu ngắn và dài hạn. Mỗi năm có khoảng 5.000 sinh viên nước ngoài theo học hệ ngắn hạn, trong đó nhiều học viên là nhà ngoại giao, chuyên gia kinh tế nước ngoài... Bên cạnh đó có 200-300 sinh viên nước ngoài theo học bậc cử nhân và sau ĐH chính quy tại trường hằng năm.
Đến năm 2017, trường có 6 chương trình đạt chuẩn kiểm định chất lượng khu vực theo chuẩn AUN-QA gồm: Việt Nam học, ngữ văn Anh, quan hệ quốc tế, báo chí truyền thông, văn học, công tác xã hội.
Có những nhà giáo say sưa đến quyết liệt với phương pháp giáo dục mới mẻ, bởi họ cảm nhận đó là con đường tốt nhất cho tương lai học sinh, dù hành trình 'bảo vệ' phương pháp ấy tốn nhiều thời gian, sức lực và chịu nhiều sức ép từ dư luận.
Là cựu sinh viên của trường, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết rất vui khi tham dự lễ kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển trường đúng ngày Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.
Phó chủ tịch nước nói: “Tôi đánh giá cao những thành tựu trường đã đạt được. Dù với tên gọi nào, điều kiện hoàn cảnh nào, giáo dục ĐH nói chung trong đó có Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn đã, đang và luôn làm tốt sứ mệnh cao cả của mình”.
Cũng theo bà Thịnh, trường đã quy tụ được nhiều thầy cô giáo uy tín là những giáo sư đầu ngành có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cao trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Đội ngũ này đã và đang đóng góp tích cực cho đời sống xã hội. Quy mô đào tạo của trường cũng ngày được mở rộng, chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao. Nhà trường đã đạt được những thành tựu rất tốt trong hợp tác quốc tế với hàng nghìn lượt sinh viên từ gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đến theo học. Qua đó trường đã làm tốt vai trò của sứ giả văn hóa của Việt Nam với thế giới.
Trong bài phát biểu của mình, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị trường phải không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên, đặc biệt quan tâm cán bộ giảng viên trẻ để thích ứng với cuộc cách mạng 4.0. Bên cạnh đó cần tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với các trường tiên tiến quốc tế, đặc biệt quan tâm phát triển các ngành học khoa học cơ bản mang bản sắc riêng của nhà tường như: lịch sử, văn học, ngôn ngữ, Việt Nam học…
Bình luận (0)