Nhìn lại những điểm nổi bật của ngành giáo dục Việt Nam năm 2016

19/01/2017 13:05 GMT+7

Nhìn lại bức tranh năm 2016, ngành giáo dục tiếp tục nhanh chóng đẩy mạnh quá trình đổi mới trên tất cả các bậc học, trong đó tập trung tính tương tác, đổi mới dựa trên tiếp nhận những ý kiến của học sinh và các phụ huynh.

Đối mới phương pháp dạy và học trong các bậc học
Năm 2016, lần đầu tiên Việt nam có chuẩn thống nhất về trình độ quốc gia và Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đảm bảo sự tương thích với khu vực và thế giới, tính liên thông giữa các chương trình, trình độ, loại hình đào tạo trong hệ thống và tăng cường phân luồng học sinh sau khi Thủ tướng ký ban hành Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc dân Việt Nam.
Song song đó, các nhà trường tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tăng cường tích hợp liên môn và đánh giá năng lực học sinh. Các đề thi của bậc trung học phổ thông hiện nay cũng ngày càng có xu hướng phân hóa sâu hơn, theo hướng đề thi trắc nghiệm để đánh giá khách qeuan năng lực thí sinh. Thực tế, hình thức thi trắc nghiệm hay tự luận đều không ảnh hưởng đến việc dạy và học cũng như chuẩn kiến thức mà học sinh cần trang bị.
Bên cạnh đó, việc đổi mới trong tuyển sinh đại học đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Năm 2016 cũng là năm đầu tiên các thí sinh được đăng ký xét tuyển đại học dưới hình thức trực tuyến bên cạnh các hình thức truyền thống. Ngoài ra, mỗi địa phương được tổ chức cụm thi đại học riêng nhằm hạn chế việc thí sinh tỉnh này phải sang tỉnh khác để thi. Không những vậy, trong đợt xét tuyển 2016, trong đợt xét tuyển đầu tiên, thí sinh được đăng ký 4 nguyện vọng vào 2 trường thay vì chỉ vào 1 trường như năm 2015.
Nhìn lại những điểm nổi bật của ngành giáo dục Việt Nam năm 2016
Sự phát triển của mô hình E-learning
Năm 2016, một lần nữa, Việt Nam khẳng định giáo dục trực tuyến là thị trường đầy tiềm năng với mức độ tăng trưởng trên 40%. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, mô hình đào tạo trực tuyến (E-learning) trở nên được ưa chuộng bởi tính linh hoạt và tiện dụng, được áp dụng rộng rãi như một phương pháp học mới.
Với chất lượng nội dung sẽ được đầu tư và phát triển hơn, nhu cầu người học tăng cao cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp giáo dục khai thác hiệu quả của mô hình E-learning. Điển hình Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica đã bứt phá một cách mạnh mẽ trở thành đào tạo trực tuyến thành công với hơn 1.000 thành viên và phát triển 3 sản phẩm chính là Topica Uni, Topica Native và Topica Founder Institute; xuất khẩu ra các thị trường trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Singapore, Indonesia… tiếp theo là Egroup Việt Nam cũng có những bước phát triển đáng kể về số lượng học viên.
Ngoài những bước tiến về nội dung giáo dục trực tuyến, các trường đại học cũng tham gia vào thị trường giáo dục số một cách mạnh mẽ hơn với hình thức các lớp học thông minh hay mô hình lớp học đảo ngược Flipped learning. Có thể nói, năm 2016 chính là “đòn bảy” cho những doanh nghiệp giáo dục trực tuyến và giáo dục số trong thị trường E-learning năm 2017.
Sự đầu tư mạnh mẽ của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường giáo dục Việt Nam
Bên cạnh những thay đổi nội tại mạnh mẽ, 2016 cũng là năm giáo dục Việt Nam đón nhận hàng loạt thay đổi lớn nhờ sự đầu tư đáng kể từ nước ngoài.
Các nhà đầu tư có xu hướng tìm đến những tập đoàn, công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục để phát triển các hướng đi mới mẻ, tích cực. Trong những năm trở lại đây, không ít các “ông lớn” của lĩnh vực đầu tư giáo dục của nước ngoài đã đổ ngân sách tấn công vào thị trường giáo dục Việt Nam, như Kinderworld – 1 trong những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu với 1 loạt các dự án quy mô, hay vào cuối năm 2016, tập đoàn giáo dục tư nhân lớn nhất tại Hàn Quốc Chungdahm Learning đã đầu tư vào tập đoàn giáo dục Egroup Việt Nam để phát triển chuỗi trung tâm đào tạo tiếng Anh cho trẻ em theo chuẩn 5 sao của quốc tế và bước đầu gặt hái những thành công nhất định; Tập đoàn Dongsim Group phát triển thành công chương trình”Khoa học diệu kỳ” cho trẻ mầm non Việt Nam… Xu hướng này dự kiến tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ vào năm 2017, với việc hợp tác của Tập đoàn SK Telecom (Hàn Quốc) và Egroup Việt Nam ngay đầu tháng 01.2017 nhằm triển khai dự án dạy trẻ em học lập trình bằng cách sử dụng robot thông minh.
Trong tương lai gần, các thế hệ học sinh sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc trải nghiệm những mô hình, phương pháp giáo dục hiện đại, tiện lợi cũng như những sản phẩm giáo dục thông minh, mang tính ứng dụng cao. Như vậy, bên cạnh những thay đổi từ bên trong, các cải tiến cũng như các sản phẩm ra đời nhờ sự kết hợp với các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển nền giáo dục hiện nay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.