Tin tức giáo dục đặc biệt 15.9: Học sinh xếp loại tốt chưa chắc đã ‘tốt’

14/09/2021 22:07 GMT+7

Thông tư mới đánh giá học sinh có nhiều điểm tiến bộ, nhân văn nhưng còn có điểm chưa phù hợp, nhất là ở cấp THPT. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Thanh Niên ngày mai (15.9).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (15.9) còn nêu lên những câu chuyện để hạn chế sự bất bình đẳng khi học sinh học trực tuyến; Nỗi niềm giáo viên tương tác nhóm khi dạy trực tuyến.

Xếp loại mới gây bất hợp lý với học sinh THPT 

Năm học mới, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư đánh giá học sinh THCS và THPT. Thông tư này có nhiều thay đổi lớn về mục tiêu, yêu cầu, cách thức đánh giá và xếp loại học sinh. Thông tư mới đánh giá vì sự tiến bộ học sinh, động viên, khuyến khích, chú ý năng khiếu cá nhân. Đây là hướng tiếp cận nhân văn trong đánh giá mà giáo dục các nước đã và đang thực hiện.
Việc xếp loại dựa vào kết quả của các môn học đòi hỏi học sinh phải nỗ lực nhiều môn học, từ đó giúp các em có cơ hội phát hiện sở trường, sở thích của mình.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia giáo dục, để đạt mức “Tốt” phải có 6 môn học đạt trên 8,0 điểm rất phù hợp với học sinh cấp THCS, còn ở cấp THPT, giai đoạn phân hóa, định hướng nghề nghiệp, yêu cầu này là bất hợp lý. Vì thế có thể một học sinh xếp loại Tốt chưa chắc đã "tốt" hơn một học sinh bị đánh giá thấp hơn.
Vì sao có sự bất hợp lý này? Bài phân tích của chuyên gia trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (15.9) sẽ dẫn dắt những câu chuyện để nêu bật vấn đề này.

Nhà trường ở Kon Tum phải mượn nhà rông để dạy cho những học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến 

Đức Nhật

Tìm cách giảm bất bình đẳng khi học trực tuyến

Trong tình hình hiện nay, ngành giáo dục đã buộc phải xem dạy trực tuyến như là phương cách tối ưu để cung cấp dịch vụ giáo dục đến cho người học. Dù giáo dục trực tuyến không thể thay thế và không thể mang đến chất lượng tốt như giáo dục truyền thống vì nhiều lý do khác nhau nhưng với tình thế này không còn cách nào khác. Điều quan trọng phải tổ chức dạy và học trực tuyến như thế nào hiệu quả và tạo công bằng trong việc tiếp cận nhất cho học sinh.
Điều đáng lưu ý nhất của giảng dạy trực tuyến là dễ làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đối với học sinh hoàn cảnh khó khăn vì để học trực tuyến cần phải có đầy đủ các trang thiết bị, mạng internet và không gian học phù hợp.
Vậy làm thế nào để xóa những rào cản tạo ra sự bất bình đẳng trong học tuyến? Những chia sẻ trong mục tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ gợi ý cho các nhà giáo dục, phụ huynh giúp học sinh vượt qua khó khăn khi học trực tuyến.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.