Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (20.9) còn nêu ý kiến của các chuyên gia về những hạn chế của kỳ thi tốt nghiệp THPT như đang diễn ra và đề xuất những thay đổi.
Điểm chuẩn xét tuyển vào các trường ĐH dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay tăng ngoài sức tưởng tượng khiến cho học sinh dự thi năm tới đang rất hoang mang lo lắng.
Nhiều ý kiến đề nghị Bộ cần sớm công bố phương án thi cử, tuyển sinh năm nay để việc dạy và học có thời gian thích ứng.
Đề xuất trên có cơ sở khi trong tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã phát biểu: tinh thần là tuyển sinh ĐH năm 2022 sẽ có sự đổi mới để thích nghi với việc kỳ thi tốt nghiệp THPT phải năng động hơn và tăng cường phân cấp trước ảnh hưởng của dịch bệnh.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục TP.Hà Nội, thành viên tổ tư vấn của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và cũng là chủ tịch hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho rằng nếu thay đổi cách thức thi cử của một kỳ thi lớn để áp dụng ngay trong năm học này thì Bộ GD-ĐT cần phải công bố càng sớm càng tốt, chậm nhất là trong tháng 10 này để học sinh và các nhà trường có thời gian chuẩn bị và không để kéo dài những hoang mang, lo lắng không đáng có.
Theo ông Lâm, việc đổi mới kỳ thi là đòi hỏi tất yếu của cuộc sống cũng như của chất lượng giáo dục, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.
Cần có những điều kiện gì để giao kỳ thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương? Vai trò của Bộ GD-ĐT như thế nào trong trường hợp này? Điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay có còn phù hợp để phân loại học sinh giỏi khi xét tuyển vào đại học? Các trường đại học nên được tự chủ trong tuyển sinh ra sao? Quan điểm của Bộ GD-ĐT như thế nào?...
Tất cả những vấn đề này sẽ được đặt ra trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (20.9)
Bình luận (0)