Lifehack giúp các bậc phụ huynh trẻ tuổi nhận ra 10 điều không nên làm, giúp những thiên thần bé nhỏ phát triển toàn diện hơn.
Quá nuông chiều
Dù việc quan tâm, khiến trẻ cảm thấy đặc biệt rất quan trọng, nhưng ba mẹ không nên mất đi uy quyền trong gia đình nếu không muốn những hậu quả tiêu cực xảy ra. Khẳng định uy quyền nghĩa là thiết lập ra những giới hạn trong việc nuôi nấng, dạy dỗ trẻ nên người.
tin liên quan
8 kỹ năng cần thiết phải được phát triển trước tuổi 18Sự bảo bọc thái quá của cha mẹ hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến con cái. Trẻ cần được rèn luyện kỹ năng tự đối mặt và tháo gỡ mâu thuẫn giữa các cá nhân...
Bên cạnh việc ủy thác cho chúng những công việc đầy trách nhiệm, các bậc phụ huynh cần có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp trẻ tìm thấy phương hướng giải quyết, từ đó dễ dàng gặt hái được thành công trên chính đôi chân mình.
Cho quá nhiều tiền
Ba mẹ cần sớm dạy trẻ hiểu rằng tiền bạc là công cụ hữu ích, phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày, chứ không đơn thuần chỉ là đồ trang trí. Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại, với đầy đủ tiện nghi, việc lựa chọn vì thế cũng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Vì vậy, ba mẹ cần sáng suốt trong việc quản lý tài chính của con mình. Việc giao cho chúng hàng đống tiền, mua đồ trang sức đắt tiền trong những năm đầu đời sẽ biến trẻ thành người không biết ơn, vô cảm với bất cứ ai.
Không cho làm việc
Công việc là phần thiết yếu của cuộc sống. Ai cũng đều phải làm việc để kiếm tiền để trang trải cho đời sống hằng ngày. Hãy làm cho trẻ hiểu được lợi ích của việc lao động đối với sự thành công sau này.
|
Có thể bạn muốn bảo vệ chúng khỏi những khó khăn, vất vả nhưng việc dạy cho trẻ những bài học về lao động, làm việc sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Hãy để trẻ tự thiết lập mục tiêu, thực hiện và cảm nhận được giá trị, sự tự hào khi đạt được điều đó.
Không hướng dẫn trẻ mở lòng
Một trong những bài học quan trọng nhất ba mẹ cần làm đó chính là dạy cho trẻ biết tại sao chúng nên mở lòng để cho đi. Đó chính là dòng chảy của cuộc sống. Bạn nhận từ một ai đó và tiếp tục cho đi. Hãy để chúng tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài, tham gia vào các hoạt động, tổ chức thiện nguyện, giúp đỡ mọi người, mở rộng lòng yêu thương.
|
Không đòi hỏi sự biết ơn
Bạn luôn cảm thấy con mình xứng đáng nhận được mọi thứ và không nợ ai bất cứ điều gì? Điều này không hoàn toàn được đánh giá cao trong cách nuôi dạy trẻ nên người. Những từ chỉ đơn giản như "cảm ơn" thôi cũng đóng vai trò rất quan trọng vì giúp trẻ nhận ra giá trị của những gì được nhận từ tất cả mọi người.
Hành động không tốt trước mặt trẻ
Ba mẹ có nhiệm vụ phải làm gương để cho con noi theo, học hỏi. Hãy học cách cư xử đầy trách nhiệm, khéo léo khi đứng trước mặt chúng. Ngoài ra, tuyệt đối không nên than vãn, phàn nàn quá nhiều về mọi thứ.
Không thiết lập ranh giới
Bản chất trẻ em luôn muốn được nuông chiều, âu yếm, dễ sinh ra hư hỏng. Nhiệm vụ của ba mẹ là không được để điều đó xảy ra. Thay vào đó, hãy khiến chúng trở nên ngoan ngoãn, đáng yêu bằng cách thiết lập những ranh giới, khoảng cách vừa đủ để trẻ biết vị trí của mình là ở đâu, không còn cư xử thiếu tôn trọng, thô lỗ nữa.
tin liên quan
Lắng nghe con trẻ ước điều gì!Có những điều mong ước tưởng chừng rất giản dị của trẻ, nhưng trong thực tế đôi khi lại trở nên xa vời.
Để trẻ tự quyết định
Ba mẹ cần biết những thứ gì nên và không nên cho trẻ. Cần cứng rắn, sáng suốt trong bất kì tình huống nào để cho trẻ những lời khuyên bổ ích, chọn lựa những gì cần thiết, hữu ích cho cuộc sống.
Mua quà sai lý do
Nếu trẻ cảm thấy chán với món đồ chơi cũ, bắt đầu năn nỉ để có một thứ gì khác và được bạn đồng ý mua cho thì đã hoàn toàn sai lầm trong cách dạy chúng. Những món quà chỉ thật sự có ý nghĩa khi trẻ xứng đáng được nhận, biết cách quản lý và trân trọng chúng.
|
Ngăn cản mối quan hệ tốt
Không nên ngăn cản trẻ giao lưu, học hỏi với những người bạn có phẩm chất tốt. Thỉnh thoảng, những người bạn lớn tuổi hơn còn dạy cho chúng nhiều bài học kinh nghiệm, kỹ năng sống, giải quyết tình huống vô cùng tuyệt vời.
Hãy thường xuyên mời người bạn ấy tới nhà để trẻ được tiếp xúc nhiều hơn, từ đó nhanh chóng nâng cao, hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên, nên thật cẩn trọng, đừng để chúng bị lôi cuốn vào những mối quan hệ với những đứa trẻ hư hỏng, quậy phá.
Khiến trẻ không có trách nhiệm
Trẻ em nên có trách nhiệm trước những gì đã làm. Việc này rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách sau này. Ai chắc chắn rồi cũng sẽ mắc phải vài sai lầm trong cuộc đời, quan trọng là cần biết nhận ra lỗi lầm đó, rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Bình luận (0)