Khi được hỏi xoay quanh câu chuyện "từ bạn thành… thù", nhiều người thuộc 'phe kẹp nơ' không ngần ngại cho biết: 'con gái hả, dễ mất tình bạn hơn con trai rất nhiều', 'con gái vốn phức tạp mà, nên mọi chuyện có thể thay đổi 360 độ chỉ vì những lý do đơn giản nhất'.
Mất cả bạn lẫn “bồ”
Y., Tr., Ng., M., cùng là SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng TP.HCM là nhóm bạn thân từ khi năm nhất đại học đến lúc tất cả đều là kỹ sư môi trường. Có công việc ổn định, nhưng cả nhóm vẫn “thề” cùng nhau “sẽ ở chung mãi cho đến khi có đứa theo chồng bỏ cuộc chơi”.
Tuy nhiên, như Ng. nói, sự đời khó đoán định. 4 năm rưỡi đại học vô cùng thân thiết, một đứa đau là ba đứa còn lại thức trắng đêm lo lắng. Cả phòng ăn cơm chỉ khi nào đủ thành viên. Ba mẹ của đứa này cũng là ba mẹ của đứa khác. “Vậy mà…”, cô gái bỏ lửng câu nói.
'Ở chung nhưng đâu phải muốn xài đồ của nhau là được. Ngay cả dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn tắm mà cũng bị lấy xài chung...', đó là một trong số những câu chuyện bi hài của sinh viên ở chung.
“Mọi chuyện bắt đầu khi Y. có người yêu. Chàng trai ấy (tên V.) thường xuyên đến rước Y. đi chơi. Lúc đầu còn ngại ngần nên V. chỉ đứng trước cổng. Về sau thì được Y. giới thiệu công khai, nên V. vào phòng và thân thiết với mọi người. Và chẳng hiểu sao, dù là người yêu Y., nhưng hễ đến phòng là V. hay hỏi về Tr., tỏ vẻ rất quan tâm. Dần dà, V. và Y. chính thức chia tay. Sốc hơn khi người yêu mới của V. lại là Tr.”.
Cũng theo Ng., ngay sau khi biết được sự thật, Y. đã nổi cơn tam bành, đập và vứt bỏ mọi đồ đạc của Tr., đồng thời tuyên bố “cạch mặt” Tr. vì là “kẻ phá đám tình yêu”, “hạng người mê trai, yêu cả người yêu của bạn”. “Vì là người ngoài cuộc nên không dám bình luận gì, vì cả hai đều là bạn thân. Chỉ tiếc là giờ đây chỉ có mình và M. là hay trò chuyện, còn ít khi gặp Y. và Tr. Hai người ấy đã là kẻ thù không đội trời chung”, Ng. kể.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng các bạn trẻ cần trang bị cho bản thân
những kỹ năng để có thể giữ hòa khí khi sống chung, cũng như ứng xử hợp
lý khi xảy ra mâu thuẫn.
Câu chuyện mất cả bạn lẫn “bồ” như vậy diễn ra không ít. Thậm chí, như lời kể L.V.A., sinh viên Trường CĐ Tài chính – Hải quan TP.HCM, thì diễn ra rất nhiều. “Lớp mình cũng có vài đứa bạn chơi thân lắm, cũng ở trọ cùng. Nhưng sau khi dắt bồ về phòng chơi, giới thiệu, bị bạn cùng phòng “liếc mắt đưa tình” hoặc “thả thính” này nọ đã làm mấy anh chàng xao động nên “yêu em yêu cả bạn cùng phòng của em”. Nhẩm tính, V.A. cho biết: “Có khoảng 3, 4 cặp đôi như thế”.
N.T.T., sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM, kể lại trong ấm ức khi cùng lúc vừa chia tay tình yêu và cũng tan vỡ luôn tình bạn chỉ vì quá tin tưởng người yêu và bạn mình.
|
Theo T., vì có thói quen đăng tải những hình ảnh cùng người yêu đi ăn, coi phim, dạo phố với những status ngọt ngào, và không quên tag (đánh dấu) người yêu vào. Cũng vì thế mà cô bạn cùng phòng biết Facebook người yêu T., sau đó kết bạn, tán gẫu. Người yêu T. cũng lấy số điện thoại cô bạn với lý do “để gọi tìm em mỗi khi em giận không liên lạc được”.
Nhưng rồi có lần cô gái này đã "muốn phát điên" khi tình cờ phát hiện tin nhắn người yêu gởi cho cô bạn thân với nhiều lời lẽ bông đùa, cả những lời ngọt ngào. Thậm chí còn trao cho nhau những câu “hay là mình bất chấp hết yêu nhau đi”, “nếu Trâm làm anh buồn thì em sẽ thay nó làm anh vui”… “Khi đó mình 'ba mặt một lời', quyết hỏi cho ra lẽ. Rồi em như kẻ thất thần, rụng rời tay chân khi họ thừa nhận 'thinh thích' nhau. Em mất cả bạn lẫn bồ từ đó”, T. kể.
Lý do phá thai được nhiều cô gái trẻ đề cập đến hiện nay là khó khăn kinh tế, rào cản tương lai nhưng họ lại sẵn sàng quan hệ tình dục không an toàn với bạn trai chỉ vì: 'Em đâu nghĩ có thai lại dễ thế!'.
T. rút kinh nghiệm, khi yêu, không nên cho bạn bè, nhất là cùng phái, dù là những người bạn thân nhất, biết số điện thoại hay các trang cá nhân của người yêu. “Vì như thế dễ 'nối giáo cho giặc', 'vẽ đường cho hưu chạy' lắm”, T. nói.
“Con gái phức tạp lắm”
Trong chuyện yêu đương cũng lắm điều trở thành lý do chia lìa những đôi bạn thân. Như chỉ cần cả hai cô bạn cùng “say nắng” một anh chàng điển trai thì bất chấp trước đó thân nhau cỡ nào cũng phải đối mặt nhau để giành giật người yêu cho mình.
|
Chính Y. cũng đã nói lời chia xa với một người chị học hơn hai khóa. “Chị em thân thiết vô cùng, mình rất quý trọng chị, chị cũng coi mình như em ruột, nên mới ở trọ chung”, Y. nhớ lại.
Theo Y., là con gái, nên rất thích làm đẹp. Y. dành dụm tiền để mua dụng cụ trang điểm. Nhưng rất nhiều lần cô gái này phát hiện “son dường như vừa bị xài, hũ kem hao hụt đi một phần”. Thậm chí có lần cô gái này phát hoảng khi thấy đồ lót của mình cũng bị “người chị rất quý trọng” lấy mặc, sau đó đem vứt tứ tung. Có lần Y. mua váy và giày cao gót để đi đám cưới bạn. Nào ngờ đi học xong về, chẳng thấy đâu. Hỏi ra mới biết chị ấy đã diện đi chơi với bạn. Kể từ đó, những mâu thuẫn liên tiếp xảy ra, “chị - em” ngày nào đã không còn mà trở thành hai người xa lạ, thậm chí căm ghét nhau vô cùng.
|
|
Theo tìm hiểu của người viết, vì những mâu thuẫn không thể hàn gắn như vậy, trước khi “từ bạn thành… thù”, có trường hợp đã giải quyết xung đột bằng cách đánh nhau, hoặc rủ bạn bè “đánh cho chừa”, “đánh cảnh cáo cho tởn tới già”.
Để trả thù bạn, thậm chí có người còn đem những hình ảnh nhạy cảm ghi lại được lúc sống chung như các khoảnh khắc vui đùa cùng nhau trong trạng thái ăn mặc “thiếu vải”, những lúc nhí nhố tạo dáng khó đỡ… để sỉ nhục nhau trên các trạng mạng xã hội. Hay lập ra nhiều trang Facebook rêu rao người từng là bạn mình kèm theo những cụm từ khó nghe, hoặc tự bịa ra nhiều câu chuyện, đăng tải trên mạng xã hội kiểu gây sốc như: “tiết lộ bí mật động trời của con Q.”, “bộ mặt thật của con C. nè mọi người”…
Các chuyên gia tâm lý cho rằng các bạn trẻ cần trang bị cho bản thân những kỹ năng để có thể giữ hòa khí khi sống chung, cũng như ứng xử hợp lý khi xảy ra mâu thuẫn... Mời bạn đọc đón xem bài tiếp theo trong #BI HÀI CHUYỆN Ở CHUNG CỦA SINH VIÊN
|
Bình luận (0)