Hàn Quốc lo vấn đề việc làm của người trẻ

01/08/2017 14:32 GMT+7

Nhiều người trẻ Hàn Quốc có xu hướng ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội việc làm trong lúc tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Báo cáo gần đây của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đối với người độ tuổi 25 - 29 tăng lên mức báo động: 9,8% năm 2016 so với 9,2% vào năm 2015. Trong khi đó, đa số doanh nghiệp xem thứ hạng của trường đại học là tiêu chí chính trong khâu tuyển dụng và ưu tiên nam hơn nữ. Trước thực trạng nền kinh tế nhiều biến động, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại đọc hàng đầu cũng không thể tìm được việc làm.
"Chính vì thế, đa số sinh viên tốt nghiệp từ trường ít danh tiếng hơn kỳ vọng tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài", Giám đốc văn phòng Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tại Hàn Quốc Lee Woo-jin nói với tờ The Korea Herald.

tin liên quan

Mất việc ở tuổi 30
Sa thải lao động ở độ tuổi 30 đang có xu hướng gia tăng tại các khu công nghiệp trên cả nước, khiến không ít thanh niên mất việc làm.
Bất mãn văn hóa làm việc
“Động lực thôi thúc người trẻ rời khỏi Hàn Quốc là văn hóa làm việc và quy trình tuyển dụng”, nữ y tá Heo Seung-hee chia sẻ. Cô sang Úc làm việc từ năm 2011 sau một thời gian công tác tại bệnh viện hàng đầu thủ đô Seoul. “Bác sĩ và y tá chỉ được tuyển dụng nếu tốt nghiệp một số đại học hàng đầu hoặc thông qua mối quan hệ”, nữ y tá trẻ bức xúc nói.
Cô Heo chỉ là một trong số nhiều người trẻ phải trải qua áp lực học hành và thi cử mới có thể tốt nghiệp đại học. Nam giới thì bị bắt buộc nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự trong vòng 2 năm. Khi người trẻ Hàn Quốc cả nam lẫn nữ đi tìm việc làm, họ phải trải qua nhiều tháng hoặc năm làm việc bán thời gian, hoặc chương trình thực tập sinh không lương trước khi được tuyển dụng chính thức.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn chuộng tuyển dụng nam hơn nữ vì không muốn phải trả lương cho nhân viên nghỉ thai sản. “Nạn phân biệt đối xử theo giới tính thật sự nghiêm trọng tại nơi làm việc, cô Heo cho hay. Chính vì thế, đa số người trẻ Hàn Quốc ra nước ngoài tìm cơ hội việc làm là nữ giới. Theo báo cáo Phát triển con người của UNDP, trong năm 2016, 55% người Hàn Quốc tìm được việc làm ở nước ngoài là phụ nữ.
Một phụ nữ theo dõi bảng thông tin tuyển dụng tại một hội chợ việc làm ở Hàn Quốc Ảnh: Reuters

tin liên quan

Khởi nghiệp từ những chuyến du lịch 'bụi'
Với niềm đam mê những cung đường phượt, cùng với những kinh nghiệm đi và khám phá của mình, Huỳnh Quốc Huy, sinh viên Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng TP.HCM, đã thành lập công ty chuyên tổ chức và hướng dẫn những chuyến đi trải nghiệm, du lịch “bụi” dành cho giới trẻ.
Chính phủ vào cuộc
Trong bài viết trên chuyên san The Diplomat, chuyên gia Ben Forney thuộc Viện Nghiên cứu chính sách Asan (Hàn Quốc) nhận định môi trường làm việc khắc nghiệt và nhiều rào cản trong xã hội, chẳng hạn phải tôn trọng “bề trên” (đa phần chỉ được đánh giá qua bằng cấp và tuổi tác cao hơn), cùng với trách nhiệm gia đình gây nhiều áp lực cho giới trẻ. Số liệu thống kê cho thấy Hàn Quốc có tỷ lệ tự tử cao nhất trong số các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECP). Chính vì thế, nhiều bạn trẻ Hàn Quốc buộc phải chọn con đường ra đi.
Cô Heo Min-young (không phải là người thân của Heo Seung-hee) đã rời thủ đô Seoul sang Mỹ du học, sau đó bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành lý sinh học và đang sống ở Pháp. “Người châu Âu tôn trọng sự cân bằng giữa công việc, thời gian nghỉ ngơi và dành cho gia đình”, nữ tiến sĩ trẻ lưu ý.
Trước thực trạng trên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 6 tuyên bố tình hình giới trẻ thất nghiệp là “cực kỳ nghiêm trọng”. Ông Moon đề nghị quốc hội sớm thông qua đề xuất của chính phủ về tăng chi tiêu ngân sách, kích thích phát triển kinh tế, phối hợp với doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm cho thanh niên, theo Reuters.

tin liên quan

Cần 22.000 lao động trong tháng 8
Theo thông tin từ Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong tháng 8, dự kiến thị trường lao động ở TP.HCM có 22.000 chỗ làm việc.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.