Mẫu đàn ông lạnh lùng, tài giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền, si tình và rất chung tình như ‘soái ca’ thì thử hỏi có cô gái nào mà không thích?
Phụ nữ thích ngôn tình một phần cũng bởi họ luôn tin vào những điều họ muốn tin - Ảnh minh họa: Shutterstock |
Chuyện tình yêu có từ xưa rồi
Thời gian gần đây, trên các mạng xã hội và nhiều diễn đàn xuất hiện những chủ đề bàn tán rất rôm rả về những chàng “soái ca” - nhân vật nam chính trong các cuốn sách ngôn tình, được miêu tả rất hoàn hảo từ tính cách đến dáng hình, có sức hấp dẫn đủ làm “gục ngã” bất cứ cô gái nào.
Thực ra, ngôn tình hiểu nôm na là tiểu thuyết tình yêu không hề xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Văn học phương Tây thế kỷ 20 đã có những tác phẩm làm người đọc đắm say như Em ở đâu, Nếu em không phải một giấc mơ của Marc Levy, Jane Eyre của Charlotte Brontë…
Các tác giả tiểu thuyết tình yêu của Trung Quốc như Trương Ái Linh, Quỳnh Dao… một thời "mê hoặc" bạn đọc nước ta. Còn hiện tại, giới trẻ lại đang rất yêu thích các tác phẩm ngôn tình của những nhà văn Trương Duyệt Nhiên, Tân Di Ổ, Cố Mạn, Tào Đình…
Thực ra, ngôn tình hiểu nôm na là tiểu thuyết tình yêu không hề xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Văn học phương Tây thế kỷ 20 đã có những tác phẩm làm người đọc đắm say như Em ở đâu, Nếu em không phải một giấc mơ của Marc Levy, Jane Eyre của Charlotte Brontë…
Các tác giả tiểu thuyết tình yêu của Trung Quốc như Trương Ái Linh, Quỳnh Dao… một thời "mê hoặc" bạn đọc nước ta. Còn hiện tại, giới trẻ lại đang rất yêu thích các tác phẩm ngôn tình của những nhà văn Trương Duyệt Nhiên, Tân Di Ổ, Cố Mạn, Tào Đình…
Đừng mộng mị trong thế giới toàn màu hồng
Có một điều đáng chú ý là khi sở thích đọc ngôn tình ngày càng lan tỏa thì nó lại càng bị chỉ trích dữ dội. Nhiều người cho rằng truyện ngôn tình làm “mụ mẫm” đầu óc con người, làm những cô gái non nớt không biết phân biệt đâu là thật, đâu là giả, cứ sống mộng mị một mình một cách trong thế giới toàn màu hồng do họ tự vẽ ra.
Có một điều đáng chú ý là khi sở thích đọc ngôn tình ngày càng lan tỏa thì nó lại càng bị chỉ trích dữ dội. Nhiều người cho rằng truyện ngôn tình làm “mụ mẫm” đầu óc con người, làm những cô gái non nớt không biết phân biệt đâu là thật, đâu là giả, cứ sống mộng mị một mình một cách trong thế giới toàn màu hồng do họ tự vẽ ra.
Khi đọc ngôn tình, nhiều bạn đọc nữ cảm thấy mình đi lạc vào thế giới tình yêu - Ảnh minh họa: Shutterstock
|
“Đọc ngôn tình, các cô gái sẽ cảm thấy mình đi lạc vào thế giới tình yêu, mơ màng tưởng tượng mình trở thành nữ nhân vật chính, rồi họ tin rằng mình cũng sẽ có một tình yêu đẹp như trong truyện. Phụ nữ thích ngôn tình một phần cũng bởi họ luôn tin vào những điều họ muốn tin. Nhưng mơ mộng nhiều quá chỉ khiến họ rơi vào ảo tưởng. Tôi có cô em họ hơn 30 tuổi rồi nhưng vẫn suốt ngày u u mê mê tìm người yêu như soái ca”, Vy Chiến (28 tuổi, quận 3, TP.HCM) bày tỏ.
Hoàng Thông (34 tuổi, quận 2, TP.HCM) tỏ ra khá bức xúc: “Đối tượng đọc ngôn tình chủ yếu là những cô gái trẻ, không biết các bạn học được điều gì trong những quyển truyện ngôn tình? Thời gian các bạn bỏ ra đọc ngôn tình sao các bạn không trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành cho mình, hay chí ít đọc những gì thiết thực hơn: những tác phẩm văn học kinh điển chẳng hạn! Bạn đọc cuốn sách gì thì bạn sẽ trở nên con người thế ấy!”.
Hoàng Thông (34 tuổi, quận 2, TP.HCM) tỏ ra khá bức xúc: “Đối tượng đọc ngôn tình chủ yếu là những cô gái trẻ, không biết các bạn học được điều gì trong những quyển truyện ngôn tình? Thời gian các bạn bỏ ra đọc ngôn tình sao các bạn không trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành cho mình, hay chí ít đọc những gì thiết thực hơn: những tác phẩm văn học kinh điển chẳng hạn! Bạn đọc cuốn sách gì thì bạn sẽ trở nên con người thế ấy!”.
Tin vào điều tốt đẹp thì không bao giờ sai trái
Mặc dù vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối như những “người trong cuộc” cũng có rất nhiều cách lý giải cho niềm đam mê ngôn tình của bản thân. Phạm Như Thương, sinh viên năm 2 trường Đại học KHXH-NV TP.HCM chia sẻ: “Nếu như ngày bé, tôi tin rằng có bà tiên, ông bụt, ông già Noel… thì khi trở thành cô gái trưởng thành, tôi có thể tin rằng có những người đàn ông hoàn hảo như “soái ca” chứ? Nó giống như một điều tốt đẹp mà ta hướng tới. Tin vào điều tốt đẹp thì không bao giờ sai trái”.
Hoàng Vân Anh (nhân viên một công ty truyền thông ở Phú Nhuận) cũng cho biết khi còn là cô sinh viên 19-20 tuổi, cô từng “nghiền nát” rất nhiều cuốn sách ngôn tình. Thậm chí, một thời gian rất dài Vân Anh bị ám ảnh bởi anh chàng Hà Dĩ Thâm (nhân vật trong cuốn Bên nhau trọn đời, tác giả Cố Mạn) tới mức xác định sẽ “phải lấy người như anh”. Theo Vân Anh, mẫu đàn ông lạnh lùng, tài giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền, tâm lý, si tình và rất chung tình thì thử hỏi có cô gái nào mà không thích?
Hoàng Vân Anh (nhân viên một công ty truyền thông ở Phú Nhuận) cũng cho biết khi còn là cô sinh viên 19-20 tuổi, cô từng “nghiền nát” rất nhiều cuốn sách ngôn tình. Thậm chí, một thời gian rất dài Vân Anh bị ám ảnh bởi anh chàng Hà Dĩ Thâm (nhân vật trong cuốn Bên nhau trọn đời, tác giả Cố Mạn) tới mức xác định sẽ “phải lấy người như anh”. Theo Vân Anh, mẫu đàn ông lạnh lùng, tài giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền, tâm lý, si tình và rất chung tình thì thử hỏi có cô gái nào mà không thích?
Khi sở thích đọc ngôn tình ngày càng lan tỏa thì nó lại càng bị chỉ trích dữ dội - Ảnh minh họa Shutterstock
|
|
|
Tuy nhiên, ông xã của Vân Anh hiện tại theo như lời cô miêu tả thì trái ngược hoàn toàn với hình mẫu lý tưởng mà cô đặt ra. Nhưng Vân Anh vẫn cảm thấy cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc: “Mỗi khi nghĩ lại thời con gái muốn lấy một anh chàng luật sư như Hà Dĩ Thâm mà mình vẫn cười lăn, cười bò. Chồng mình không có một tố chất nào của soái ca hết mà mình vẫn yêu như bị bỏ bùa”.
Nhiều người là độc giả trung thành của ngôn tình biện giải về sức hấp dẫn của loại truyện này là do cách miêu tả rất chân thật từng trạng thái, cách sống, nội tâm của con người. Và nếu người đọc đặt mình vào nhân vật thì sẽ thấy truyện mang nhiều bài học sâu sắc về cách đối nhân xử thế.
Bên cạnh đó, cũng có người cho rằng, ngôn tình đơn thuần là một loại truyện đọc để giải trí. Nickname Tami Hoang viết: “Tôi không biết những người đang lên tiếng phê phán ngôn tình đã từng một lần đọc một cuốn nào hay chưa. Còn với tôi, đọc những cuốn sách đó khiến tôi được giải trí, không nặng đầu, có thể bật cười, bật khóc với những tình huống sến sẩm”.
“Tôi thấy nhiều người bài xích truyện ngôn tình vì lo sợ nó ảnh hưởng tới nhân cách của giới trẻ. Đó là suy nghĩ cổ hủ! Hãy nghĩ đơn giản như thế này, đàn ông thích game thì đàn bà thích ngôn tình. Đặc biệt, với những cô gái trẻ, họ có nhu cầu và có quyền được sống mộng mơ. Còn chuyện họ có bị vỡ mộng hay không thì hãy cứ để họ tự vấp ngã, tự trải nghiệm đi. Hãy để cho người trẻ trưởng thành theo cách tự nhiên nhất, hạn chế nói với họ theo cách giáo điều”, một cô gái có nickname Hoang Thuy bày tỏ.
Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hoài An: Thực tế đời thực và những câu chuyện hoặc nhân vật trong các tiểu thuyết ngôn tình có sự cách biệt rất xa. Chính vì vậy với những mơ ước bay bổng hình tượng hóa "soái ca" sẽ khiến các bạn trẻ dễ dàng hụt hẫng khi phải "đối mặt" với những nhân vật thực tế có phần "phũ phàng".
Tuy nhiên, những mẫu truyện ngôn tình đa phần chỉ có thể tác động lớn đến các bạn tuổi teen, lứa tuổi chưa có nhiều trải nghiệm cuộc sống. Đôi khi, việc cho trí tưởng tượng bay cao bay xa cũng góp phần hình thành những suy nghĩ sáng tạo và những phút giây thăng hoa đầy cảm xúc, âu cũng là một món ăn tinh thần cần thiết trong giai đoạn độ tuổi này nếu các bạn biết phân định rõ nút thắt của tưởng tượng và thực tế.
|
Bình luận (0)