Mối lo mới về ‘sức khỏe tinh thần’
Trước đây, sức khỏe tinh thần là một vấn đề vốn rất ít được quan tâm khi phần lớn các nước dành chưa đến 2% ngân sách y tế để cải thiện sức khỏe tinh thần cho người dân. Phải đến khi Covid-19 xuất hiện, sức khỏe tinh thần mới được đẩy lên tình trạng báo động khi con người phải ở nhà trong nhiều ngày, không thể đi du lịch, thất nghiệp, bất an và lo lắng… Dịch Covid-19 được cho là ‘giọt nước tràn ly’ khiến mối lo sức khỏe tinh thần trong kỷ nguyên công nghệ xảy ra âm thầm nhiều năm nay được nhận thức rõ rệt.
Ở Mỹ, đại dịch Covid-19 đã tăng gấp 3 lần tỷ lệ những người có triệu chứng lo lắng hoặc trầm cảm. Tính đến tháng 6.2020, có tới 15% cho biết bắt đầu hoặc gia tăng sử dụng các biện pháp y tế để đối phó với cảm xúc căng thẳng liên quan đến đại dịch.
|
Mặc dù chịu ảnh hưởng ít hơn bởi đại dịch Covid-19, song ở Việt Nam, các vấn đề sức khỏe tinh thần cũng đang có xu hướng gia tăng. Hiện nay, số người bị rối nhiễu tâm trí rất lớn, ước tính 10% dân số. Riêng với nhóm trẻ vị thành viên, báo cáo của UNICEF năm 2018 cho thấy có đến 8 - 29% trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, ở nước ta, sức khỏe tinh thần vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ bởi mọi người chưa thực sự cởi mở để chia sẻ về vấn đề.
‘Giải pháp số’ trong kỷ nguyên số
Theo giới chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn tới vấn đề sức khỏe tinh thần chủ yếu đến từ áp lực xã hội trong kỷ nguyên công nghệ và trải nghiệm không an toàn trên các nền tảng trực tuyến.
Tuy nhiên, thay vì hạn chế, Tổ chức Y tế thế giới đã tận dụng sức ảnh hưởng của nền tảng trực tuyến để nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần thông qua các chiến dịch trực tuyến toàn cầu.
Mới đây nhất, các nền tảng trực tuyến cũng khởi xướng nhiều chiến dịch hưởng ứng riêng về sức khỏe tinh thần. Điển hình là #thinkbe4youdo của TikTok truyền đi thông điệp tích cực: Hãy suy xét kỹ trước khi thực hiện những hành vi tiêu cực hoặc thậm chí gây nguy hiểm như bắt nạt qua mạng, ngược đãi bản thân… Những chiến dịch như vậy đã trở thành đòn bẩy thôi thúc cộng đồng chia sẻ bí quyết giữ vững tâm lý, tạo ra môi trường an toàn và tích cực cho tất cả người dùng.
|
Bên cạnh nỗ lực của chính phủ và cá nhân, khai thác tiềm năng của nền tảng số để thúc đẩy vấn đề sức khỏe tinh thần đang là giải pháp mang độ phủ rộng. Các nền tảng này đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị cho người dùng khả năng “đề kháng tinh thần” trong môi trường trực tuyến tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Với mục tiêu tạo ra một nền tảng sáng tạo toàn diện cho người dùng, trong thời gian vừa qua, TikTok đã không ngừng đẩy mạnh các sáng kiến thiết thực nhằm kết nối và bảo vệ người dùng. TikTok xây dựng và phát triển bộ Tiêu chuẩn cộng đồng để người dùng nắm rõ việc được và không được làm trên nền tảng, cũng như cung cấp nguồn tài nguyên thông tin hữu ích về sức khỏe tinh thần (phòng chống tự tử, đối phó bạo lực...).
Công nghệ của TikTok cùng đội ngũ kiểm duyệt nội dung luôn có mặt 24/24 cũng cho phép lọc các nội dung không phù hợp, gây tổn hại tới tinh thần người dùng. Hay gần đây nhất, TikTok còn ra mắt tính năng Family Pairing, cho phép cha mẹ quản lý trải nghiệm trực tuyến của con với nhiều chế độ thiết thực như Chế độ hạn chế, Quản lý thời gian màn hình...
Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc Chính sách của TikTok Việt Nam cho biết: “Tại TikTok, trải nghiệm an toàn và sức khỏe tinh thần của người dùng luôn là ưu tiên của chúng tôi. Trong đó, giới trẻ là đối tượng dễ bị tổn thương, lôi kéo trên không gian mạng nhất. Do đó, chúng tôi có chính sách để đảm bảo trẻ dưới 13 tuổi không được hoạt động trên nền tảng TikTok, trẻ dưới 16 tuổi bị hạn chế một số tính năng như nhắn tin trực tiếp cho nhau và cho phép tài khoản của cha mẹ quản lý tài khoản của con cái, bảo đảm trẻ chỉ tiếp cận các nội dung tích cực”.
Sự bùng nổ của thời đại kỹ thuật số đã mang đến nhiều thách thức mới, đòi hỏi các nền tảng cần nỗ lực để giúp người dùng cân bằng sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, đây không phải là bài toán của riêng cá nhân, tổ chức hay một bên cụ thể nào. Nói đòi hỏi sự chung tay và ý thức của cả cộng đồng để cải thiện sức khỏe tinh thần trước hết của chính mình, sau đó nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của toàn xã hội.
Bình luận (0)