Thời gian gần đây, mạng xã hội có vai trò rất lớn và tác động không nhỏ lên cuộc sống của nhiều người Việt. Thông qua đây, người dùng không chỉ kết nối bạn bè, chia sẻ những khía cạnh vui buồn trong cuộc sống mà còn thể hiện xu hướng quan tâm của cá nhân đến các vấn đề nóng bỏng trong xã hội. Nhấn nút chia sẻ (share) ở bất kì mẫu tin nào trên Facebook nghĩa là bạn đang góp phần phổ biến chúng cho cộng đồng.
Là một người thường xuyên chia sẻ lên Facebook các vấn đề “nóng” đang diễn ra hằng ngày trong xã hội ở mặt tiêu cực lẫn tích cực, anh L.M cho biết điều thôi thúc mình bấm nút chia sẻ chính là: thể hiện quan điểm cá nhân, đồng tình hoặc không đồng tình, với một vấn đề nào đó hoặc để mọi người cùng biết về thông tin đó nhiều hơn.
|
Tuy nhiên, anh M. cũng cho rằng: “Hiện nay những chuyện trên mạng thật giả lẫn lộn. Nếu không tìm hiểu kỹ và sáng suốt, người dùng mạng xã hội sẽ rất dễ rơi vào 'bẫy' thông tin, gây ra hậu họa khôn lường cho bản thân và người khác. Điều này đặc biệt quan trọng với những người nổi tiếng hay có sức ảnh hưởng trong cộng đồng, vì thông tin họ chia sẻ tác động đến số đông. Bản thân tôi, khi nhận thấy thông tin mình chia sẻ bị sai, tôi sẵn sàng xóa và đăng tin đính chính sau khi đã xác minh lại”.
Anh M. cũng cho rằng chúng ta không nên quá gay gắt với những người trót chia sẻ thông tin sai. Thay vào đó, chúng ta nên có cách phản hồi đúng, chính xác để họ cân nhắc lại vấn đề mình đang nói đến. Như vậy, mọi việc sẽ được giải quyết dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tốt nhất là khi bạn chưa chắc chắn về một điều gì đó thì không nên chia sẻ lên Facebook.
Theo góc nhìn của một người dùng Facebook tên K.H, số đông người trẻ dùng mạng xã hội hiện nay khá tò mò, luôn muốn trở thành người dẫn đầu trên “mặt trận” thông tin, nhận được sự quan tâm của số đông… nên họ bấm vào nút chia sẻ trên Facebook. Một số khác chia sẻ những điều họ đọc thấy, tìm được ở đâu đó trên mạng với suy nghĩ cảnh giác người khác mà không hề biết hành động của mình có ảnh hưởng như thế nào đến cộng đồng, khi thông tin chưa được kiểm chứng.
tin liên quan
Sinh viên bị đuổi học nếu bình luận dung tục trên mạng xã hội“Khi người dùng tiếp cận một số thông tin trên mạng xã hội, có thể tin đó sai sự thật nhưng vì nó được tương tác quá nhiều, bạn sẽ dễ tin rằng đó là sự thật và tin tưởng hành động chia sẻ của mình là có ích. Nhưng thực tế, không phải vậy!”, K.H nói.
Mưu cầu gì phía sau những lượt chia sẻ
Trao đổi với VTV mới đây, tiến sĩ Phạm Mạnh Hà cho rằng mưu cầu quyền lực chính là một trong những điều thúc đẩy người dùng mạng chia sẻ những thông tin họ quan tâm lên mạng xã hội với mong muốn cộng đồng thay đổi nhận thức, thể hiện quyền được lên tiếng…
Tuy nhiên, theo thạc sĩ ngành Xã hội học, giảng viên Trường Đại học Mở TP.HCM Lê Minh Tiến, người dùng mạng xã hội đang mưu cầu quyền lực qua những nút chia sẻ của họ là cách nói “chụp mũ”.
|
“Khi đứng trong một trào lưu nổi bật nào đó, chúng ta rất dễ bị nó cuốn theo. Trong xã hội học gọi đó là tâm lý đám đông. Khi đó, ý thức cá nhân bị chìm xuống, chúng ta mất đi sự tỉnh táo trong bối cảnh đó. Sống trong một bối cảnh dễ gặp rủi ro về thông tin, thực phẩm, tự nhiên…, cộng đồng người dùng mạng nên biết lùi lại một chút, suy nghĩ trước khi hành động mới được”, thạc sĩ Tiến nói.
Thạc sĩ Tiến cũng cho rằng không thể dựa vào những thông tin người khác chia sẻ để đánh giá nhân cách của họ, việc làm này chỉ phần nào thể hiện xu hướng quan tâm của một người ở một thời điểm nhất định mà thôi.
tin liên quan
Dùng mạng xã hội quá nhiều, nguy cơ trầm cảm tăng gấp 3 lần“Giới trẻ hiện nay cứ thấy thông tin hấp dẫn là chia sẻ lên tường để được nhiều người thích (like), với họ như vậy là thành công, là thỏa mãn khi được mọi người chú ý. Ở nước ngoài, người ta xài mạng khác mình lắm, họ chỉ chú tâm chia sẻ đến câu chuyện của chính mình, không về vấn đề của người khác”, ông Tiến nói thêm.
Trong khó đó, PGS.TS Tâm lý học quản lý Trần Thị Thu Mai nhận thấy rằng, “lây lan cảm xúc” là hiện tượng khá phổ biến và dễ thấy hiện nay trên mạng xã hội, nó dẫn đến việc nhiều người dùng mạng xã hội nhấn nút chia sẻ một cách thiếu kiểm soát. Người dùng mạng và bạn trẻ nổi tiếng nên suy nghĩ thật kỹ trước khi tạo nên sự "lây lan cảm xúc" không cần thiết này trong cộng đồng.
Bình luận (0)