Hơn một nửa cơ sở sản xuất nước đá không đảm bảo vệ sinh

23/07/2015 06:39 GMT+7

Đó là số liệu được ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cho biết tại hội thảo “An toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nước đá trên địa bàn TP.HCM” diễn ra sáng 22.7.

Đó là số liệu được ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cho biết tại hội thảo “An toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nước đá trên địa bàn TP.HCM” diễn ra sáng 22.7.

Vận chuyển nước đá bằng phương tiện cũ và thô sơ, không che chắn - Ảnh: Diệp Đức Minh
Theo báo cáo tại hội thảo, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2015 đã có 22 cơ sở sản xuất đá (chiếm 56,4% trong số được kiểm tra) vi phạm bị chi cục kiểm tra và xử lý, phạt tiền gần 154 triệu đồng.
Nhiễm vi sinh
Vi phạm nhiều nhất là không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong quá trình sản xuất, kinh doanh và vi phạm quy định về công bố sản phẩm.
Ông Hòa cho biết thêm, qua khảo sát, kiểm tra cho thấy nguyên nhân khiến phần lớn nước đá bị nhiễm vi sinh là do đa số các nhà xưởng và vệ sinh ở các cơ sở (đặc biệt cơ sở sản xuất nước đá cây) đều không đạt chuẩn; bao bì chứa đựng nước đá, phương tiện vận chuyển nước đá hết sức sơ sài; một số cơ sở sản xuất vì tiết kiệm đã sử dụng nguồn nước ngầm để sản xuất nước đá nhưng không qua xét nghiệm các yếu tố vi sinh.
Liên quan đến nguồn nước để làm nước đá, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP.HCM, nói: “Hiện trên địa bàn TP có 193 cơ sở sản xuất nước đá, trong đó có 79 cơ sở sử dụng nguồn nước máy; có 27 cơ sở sản xuất đá chưa được xác minh nguồn nước máy sử dụng, do các cơ sở này di chuyển chỗ; 114 cơ sở sử dụng nguồn nước giếng để sản xuất nước đá, trong đó có 64 cơ sở sản xuất không thực hiện xét nghiệm do nghĩ hệ thống máy lọc của cơ sở mình đã xử lý được các vi sinh nguy hại. Với cơ chế kiểm soát 6 tháng 1 lần các cơ sở sản xuất nước đá về nguồn mẫu nước, Chi cục ATVSTP TP vào năm 2014 đã phát hiện 43/193 cơ sở không đạt chất lượng”.
Khó kiểm soát chất lượng
Tại hội thảo, đại diện một công ty sản xuất nước đá cũng cho rằng, nước đá thường bị vấy bẩn trong quá trình đóng gói thành phẩm (thủ công), vận chuyển (phương tiện không đảm bảo như xe máy cũ, xe ba gác...); nhiều trung gian (đại lý) phổ biến tình trạng tái sử dụng bao đựng khiến tình trạng vấy nhiễm càng trở nên khó kiểm soát.
Theo bác sĩ Huỳnh Mai, nhu cầu tiêu thụ nước đá của người dân đặc biệt là thị trường TP.HCM ngày một tăng, theo thống kê gần đây nhất, mỗi ngày TP có khoảng 500 tấn nước đá được tiêu thụ. Trong số 193 cơ sở sản xuất nước đá có 36 cơ sở sản xuất đá cây, 89 cơ sở sản xuất đá viên, còn lại là cơ sở sản xuất cả đá cây và đá viên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.