Không thấy 'chất gây ngộ độc' trong gạo tết tặng hộ nghèo

Kết quả kết quả phân tích mẫu gạo từ thiện từng“gây ngộ độc” cho các hộ dân nghèo ở Quảng Nam đều không thấy có gì khả nghi.

Kết quả kết quả phân tích mẫu gạo từ thiện từng“gây ngộ độc” cho các hộ dân nghèo ở Quảng Nam đều không thấy có gì khả nghi.

Gạo nghi nhiễm độc được niêm phong tại xã Phước Trà - Ảnh: C.T.VGạo nghi nhiễm độc được niêm phong tại xã Phước Trà - Ảnh: C.T.V
Hôm nay 1.2, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Quảng Nam công bố kết quả phân tích các mẫu gạo từng gây ói mửa cho một số hộ dân ở huyện Hiệp Đức sử dụng, qua đó không ghi nhận “chất gây ngộ độc” nào.
Phân tích của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 (đóng tại TP.Đà Nẵng) từ các mẫu gạo xác định không hề phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kể cả hàm lượng Titan, hàm lượng Asen, hàm lượng Chì… cũng không có.
“Không phát hiện”, đó là ghi chú được Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2, Nguyễn Phú Quốc, ký vào phiếu ghi kết quả thử nghiệm.
Trước đó, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Hiệp Đức tiếp nhận 100 suất quà tết (gồm gạo, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn) từ một nhà hảo tâm ở TP.Đà Nẵng để cấp phát 70 suất cho các hộ nghèo ở xã Sông Trà chiều ngày 14.1.
Ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Hiệp Đức, chính là người tiếp nhận các suất quà tết và cấp phát tại xã Sông Trà; riêng 30 suất quà còn lại của xã Phước Trà (cùng huyện) được đại diện UBND xã nhận giúp, vài ngày sau mới tổ chức trao và xuất hiện nghi vấn “gạo ngộ độc”.
Kết quả xét nghiệm do Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 thực hiện.Kết quả xét nghiệm do Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 thực hiện.
Cụ thể, đến ngày 22.1, có 3 người dân ở thôn 6 xã Phước Trà ăn cơm nấu từ gạo cấp phát này đã bị nôn mửa, tiêu chảy… khiến địa phương thu hồi để kiểm tra. Đến sáng nay 1.2, cả 3 người từng bị ngộ độc (Hồ Thị Nhân, Hồ Văn Lanh, Hồ Văn Út) đã hồi phục sức khỏe.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Văn Thắng cho biết nhiều khả năng các phần gạo cấp phát được gói không kỹ, quá trình cất trữ (tại xã Phước Trà) để lẫn lộn với các mặt hàng khác, trong đó có xà phòng, nên có thể bị nhiễm độc từ xà phòng. Một số người dân cũng phản ánh khi vo gạo họ thấy có bọt nổi lên giống bọt xà phòng.
Trên thực tế, hàng chục hộ dân khác đã sử dụng gạo này đều không gặp trục trặc nào.
Được biết, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Quảng Nam sau khi lấy mẫu gửi đi xét nghiệm còn mở cuộc truy tìm nguồn hàng cung cấp (tại cơ sở xay xát ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên) và cũng không phát hiện dấu hiệu bất thường nào.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.