Áp lực với ngành bán lẻ gia tăng

11/07/2015 06:00 GMT+7

Ngày 10.7, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương phối hợp Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức hội thảo giới thiệu Báo cáo Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đối với VN.

Ngày 10.7, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương phối hợp Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức hội thảo giới thiệu Báo cáo Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đối với VN.
Khởi động đàm phán vào năm 2012, mục tiêu của RCEP là hình thành quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN với 6 nước gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, New Zealand, Nhật Bản, Trung Quốc và Úc.
Theo báo cáo, nếu được ký kết, RCEP được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho VN như: giúp tiếp cận dễ dàng hơn thị trường các nước cùng tham gia hiệp định với nhu cầu hàng hóa và dịch vụ đa dạng; nhập khẩu đầu vào rẻ hơn, đặc biệt là các loại linh kiện, trang thiết bị máy móc hiện đại; giảm chi phí giao dịch; tăng cường vị thế khi phải giải quyết tranh chấp về thương mại và đầu tư.
Tuy nhiên, việc 16 nước cùng cắt giảm thuế quan khi áp dụng RCEP cũng sẽ mang lại nhiều thách thức do thương mại của nước ta thường tập trung vào một số đối tác lớn và một số sản phẩm xuất nhập khẩu chủ đạo nên dễ bị tổn thương khi các thị trường quen thuộc có thay đổi về cung/cầu.
Ở ngành dịch vụ, sẽ có thêm nhiều cạnh tranh từ các công ty Ấn Độ về lãnh vực viễn thông. Dịch vụ phân phối của các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ chịu nhiều áp lực từ các nhà bán lẻ của Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.