“Có một điều rõ ràng đó là sự độc lập của Catalonia sẽ không xảy ra. Đó là hành động bất hợp pháp, không hợp lý, gây bất lợi cho nền kinh tế Catalonia. Chúng tôi đã nhìn thấy nhiều công ty lựa chọn rời trụ sở ra khỏi khu vực”, ông Luis de Guindos nhận định chắc chắn về phong trào đòi ly khai của Catalonia sau khi một số công ty lớn của nước này lựa chọn rời khỏi vùng tự trị phía đông bắc giữa lúc căng thẳng leo thang.
Ông Luis de Guindos đồng thời cũng trấn an người dân, nói rằng họ không phải lo lắng về các khoản tiền gửi tại những ngân hàng của “xứ giàu” Catalonia. Mặc dù cuộc khủng hoảng chính trị đang khiến nền kinh tế đất nước rơi vào tình trạng thiếu chắc chắn ở thời điểm hiện tại, nhưng Tây Ban Nha vẫn sẽ tiếp tục phát triển.
Sự bất ổn về chính trị diễn ra ở Tây Ban Nha đang gây chú ý cho toàn bộ khu vực đồng tiền chung euro và có thể sẽ là một chủ đề nóng trong cuộc gặp của các bộ trưởng tài chính được tổ chức thường niên tại Luxembourg. Trước đó, ông Ricardo Mourinho Felix, Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha cũng nói với CNBC rằng, biểu tình đòi tách ra khỏi mẫu quốc của Catalonia nên là một mối lo ngại cho tất cả các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) vì nó có thể châm ngòi cho các cuộc ly khai khác. Bồ Đào Nha hiện theo dõi chặt chẽ tình hình của nước láng giềng vì Tây Ban Nha là đối tác thương mại lớn nhất của họ, do đó những biến động về chính trị nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh giữa hai nước.
Song, một số bộ trưởng tài chính trong khu vực đồng euro lại cho rằng khủng hoảng Catalonia chỉ là một vấn đề nội bộ “trong nước”. “Giải quyết tình trạng này là việc của Tây Ban Nha và các bên nên tôn trọng lẫn nhau”, ông Johan Van Overtvelt, Bộ trưởng Tài chính liên bang của Bỉ, trả lời phỏng vấn của CNBC.
tin liên quan
Catalonia giàu có đến mức nào?Mặc dù là một cộng đồng tự trị, tọa lạc ở khu vực đông bắc Tây Ban
Nha, nhưng nền kinh tế của Catalonia lại lớn mạnh không thua kém gì một
số nước nhỏ trong Liên minh châu Âu (EU).
Bình luận (0)