Đánh đố... ngư dân

04/04/2016 09:16 GMT+7

Sơ kết 1 năm, tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt 32 chủ tàu cá đủ điều kiện vay vốn đóng mới tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Đến nay đã có 3 tàu vỏ thép và 2 tàu vỏ gỗ được hạ thủy, nhưng còn hàng chục con tàu 'mắc cạn' do những quy định như... đánh đố ngư dân.

Sơ kết 1 năm, tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt 32 chủ tàu cá đủ điều kiện vay vốn đóng mới tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Đến nay đã có 3 tàu vỏ thép và 2 tàu vỏ gỗ được hạ thủy, nhưng còn hàng chục con tàu 'mắc cạn' do những quy định như... đánh đố ngư dân.

Tàu vỏ thép được đóng từ vốn Nghị định 67 và được hạ thủy vào tháng 3.2016 - Ảnh: Nguyễn PhúcTàu vỏ thép được đóng từ vốn Nghị định 67 và được hạ thủy vào tháng 3.2016 - Ảnh: Nguyễn Phúc
UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã phê duyệt danh sách 55 chủ tàu đủ điều kiện vay vốn nâng cấp tàu cá. Tuy nhiên, số tàu đã được ngân hàng thẩm định hồ sơ, ký kết hợp đồng đóng mới chỉ dừng lại ở con số 15; số tàu đã hạ thủy chỉ là 5. Theo tính toán, tổng mức đầu tư để đóng mới và nâng cấp cho số tàu đã được phê duyệt lên đến 254 tỉ đồng, trong đó giá trị hợp đồng vay là hơn 222 tỉ đồng, nhưng giải ngân chỉ đạt hơn 109 tỉ đồng.
“Đòi” ngư dân... phân tích tài nguyên biển !
Một thực tế mà ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, chỉ ra là tại địa phương chỉ có 2 ngân hàng thương mại là Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV) và Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) “mặn mà” với việc cho ngư dân vay vốn, đã lần lượt ký kết hợp đồng đầu tư đóng mới 10 và 5 tàu cá cho ngư dân. Còn hai ngân hàng lớn khác đóng trên địa bàn, trong đó có Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN (Vietcombank), lại làm khó khi yêu cầu ngư dân phải phân tích nguồn tài nguyên biển, ngư trường đánh bắt, trữ lượng và khả năng đánh bắt...
Về vấn đề này bà Trần Thị Ngọc Thủy, Phó giám đốc Vietcombank Quảng Trị, phân bua: “Chúng tôi đã đồng ý cho vay theo diện Nghị định 67 để nâng cấp 2 tàu cá (vay hơn 1 tỉ đồng/tàu) từ tháng 11.2015. Dù chúng tôi chưa có hợp đồng cho vay đóng mới tàu nào nhưng hiện chúng tôi đang chủ động tiếp cận 5 ngư dân để tìm hiểu”.
Nhiều vướng mắc khác
Ngay cả khi ngư dân đã được các ngân hàng ký hợp đồng cho vay thì vẫn gặp khá nhiều vất vả.
Đầu tiên là việc chọn cơ sở đóng tàu khi toàn tỉnh chỉ có duy nhất một cơ sở đóng tàu vỏ thép (Công ty đóng tàu Cửa Việt), các tỉnh lân cận cũng ít có nhà máy loại này.
Chưa hết, theo ông Võ Văn Hưng, quy chế đăng kiểm tàu cá quy định Trung tâm đăng kiểm tàu cá trực thuộc Tổng cục Thủy sản (đóng tại Hà Nội) thực hiện việc kiểm tra giám sát quá trình đóng mới tàu vỏ thép. Do đó, khi đóng tàu tại Quảng Trị, thì quá trình giám sát kỹ thuật rất vất vả, công tác nghiệm thu chuyển giai đoạn chưa kịp thời, ảnh hưởng chậm tiến độ đóng tàu và công tác giải ngân chậm.
Ngư dân Nguyễn Văn Trọng (trú TT.Cửa Việt, đang đóng con tàu vỏ thép 15,1 tỉ đồng, công suất 829 CV) thẳng thắn rằng: “Thủ tục đăng kiểm phức tạp, thời gian đóng tàu kéo dài khiến ngư dân bị thiệt hại”.
Còn ông Phan Văn Nghi, Phó chủ tịch UBND H.Gio Linh (huyện có sản lượng khai thác thủy hải sản chiếm 60% của cả tỉnh Quảng Trị), nhận xét chủ tàu đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, tham gia vào bản thiết kế - kỹ thuật tàu vỏ thép... Vì thế, khi đóng xong tàu, chưa chắc họ đã ưng ý và thậm chí tàu khó phù hợp với thực tế trên biển.
“Tàu 67” trúng đậm
Chia sẻ với người viết, có khá nhiều ngư dân vừa làm chủ những con “tàu 67” đã bày tỏ sự phấn khởi vì đang... ăn nên làm ra. Trong đó, ngư dân Hồ Minh Tiến (trú TT.Cửa Tùng, H.Vĩnh Linh, chủ tàu cá QT 93638 TS) cho biết, con “tàu 67” vỏ gỗ (công suất trên 800 CV, tổng mức đầu tư 9 tỉ đồng, hạ thủy tháng 11.2015) của anh đến nay ra khơi 5 chuyến đem về thu nhập trên 1 tỉ đồng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.