Sản vật ngày Tết: Thương hiệu tôm khô Rạch Gốc

12/01/2016 06:15 GMT+7

Đĩa tôm khô dưa kiệu là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày tết của nhiều gia đình. Thời điểm này, nghề làm tôm khô ở thị trấn Rạch Gốc (H.Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) đang tất bật vào vụ tết.

Đĩa tôm khô dưa kiệu là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày tết của nhiều gia đình. Thời điểm này, nghề làm tôm khô ở thị trấn Rạch Gốc (H.Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) đang tất bật vào vụ tết.

Tôm khô Rạch Gốc đã có mặt ở nhiều nơi - Ảnh: Gia BáchTôm khô Rạch Gốc đã có mặt ở nhiều nơi - Ảnh: Gia Bách
Một trong những người gắn liền với thương hiệu tôm khô Rạch Gốc nổi tiếng trong và ngoài nước là anh Hồng Chí Tâm.
Gia đình anh Tâm sống bằng nghề khai thác, đánh bắt thủy sản ở cửa biển Rạch Gốc, ngoài ra còn mua bán tôm tươi nguyên liệu để kiếm thêm thu nhập. Anh Tâm kể, vào khoảng năm 2000, nguồn tôm tươi khai thác tự nhiên khá dồi dào nhưng giá bán thấp, lại bấp bênh. Tôm khai thác từ biển về, thường bị thương lái ép giá. Từ đó khiến cho một số cơ sở khai thác đáy trong vùng đôi lúc phải ngưng hoạt động vì không có nơi tiêu thụ, không đủ sở phí. Từ thực tế trên, anh quyết định xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến tôm khô, vừa trực tiếp tiêu thụ nguồn nguyên liệu tôm tươi do gia đình khai thác, đồng thời thu mua tôm nguyên liệu của ngư dân trong vùng. “Khi bắt tay vào làm, cũng gặp khó khăn nhưng vợ chồng cố xoay xở. Khi đó, chỉ làm số lượng ít bỏ mối cho các đại lý. Nhưng sau đó, do chất lượng tôm khô cơ sở chúng tôi cung cấp đảm bảo chất lượng nên tiếng lành đồn xa, nhiều khách hàng tìm đến” - anh Tâm nhớ lại.
Hiện nay cơ sở sản xuất chế biến tôm khô của anh Hồng Chí Tâm khá quy mô, tạo việc làm cho vài chục lao động với mức lương hằng tháng từ 3 - 7 triệu đồng/người. Lúc cao điểm, cơ sở có tới 100 công nhân làm việc cả ngày lẫn đêm. Để từng bước giảm chi phí trong sản xuất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ doanh nghiệp này luôn nghĩ đến việc đổi mới và cải tiến quy trình kỹ thuật trong sản xuất. Anh đã đầu tư lắp đặt hệ thống máy rửa tôm tự động, máy sấy tôm, máy sàn thổi phân cỡ, máy đập tôm và hệ thống lò luộc tôm bằng nồi áp suất, có công suất 2.500 kg tôm/giờ, với tổng vốn đầu tư gần 3 tỉ đồng. Cơ sở ăn nên làm ra nhưng anh Tâm luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để tôm khô Rạch Gốc có mặt trên thị trường trong và ngoài nước và khách hàng đón nhận.
Hiện tại, cơ sở của anh sản xuất, chế biến khoảng 500 - 700 kg tôm khô/ngày, lúc cao điểm mỗi ngày từ 2 - 2,5 tấn. Anh Tâm dự tính trong tương lai sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống lò luộc, hệ thống máy sấy tự động và trang thiết bị đồng bộ để cho ra lò khoảng 3 tấn tôm khô/ngày.
Năm 2013, sản phẩm tôm khô của anh đoạt huy chương vàng, cúp vàng chất lượng VN và anh được xếp trong top 100 doanh nhân tiêu biểu của ĐBSCL. Vừa qua, anh vinh dự là người duy nhất của Cà Mau được công nhận là nông dân tiêu biểu toàn quốc trong số 63 người của cả nước. Ông Lê Ngọc Lâm - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển, nhận xét: “Cơ sở sản xuất, chế biến tôm khô Chí Tâm là một trong những cơ sở đầu tiên trên địa bàn ứng dụng khoa học - công nghệ và tự động hóa trong sản xuất, cho ra lò sản phẩm tôm khô thương hiệu Rạch Gốc đảm bảo hợp quy chuẩn chất lượng VN”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.