Hiện nay, trên thị trường thịt sạch có thể kể đến các thương hiệu như Sagrifood, An Hạ... Tại Sagrifood (trực thuộc Tổng Công ty nông nghiệp Sài Gòn), heo được lấy từ con giống của các đơn vị đạt tiêu chuẩn VietGAP là Xí nghiệp heo giống cấp I, Xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp và Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long. Thức ăn được lấy từ xí nghiệp thức ăn chăn nuôi An Phú đảm bảo đầy đủ yếu tố dinh dưỡng và tuyệt đối không sử dụng chất kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc và kháng sinh bị cấm. Trong quá trình nuôi, các xí nghiệp chăn nuôi heo được cơ quan thú y kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh. Và cuối cùng, heo được giết mổ treo tại Xí nghiệp chế biến thực phẩm Nam Phong. Tất cả những đơn vị này cũng đều trực thuộc Công ty chăn nuôi và chế biến Thực phẩm Sài Gòn (Sagrifood). Bởi thế, sản phẩm thịt của Sagrifood không chỉ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn phù hợp với giá cả thị trường.
Người tiêu dùng khi mua thịt cần quan sát các biểu hiện sau:
Màu sắc của miếng thịt
Một miếng thịt bình thường có màu hồng, hồng nhạt. Trong khi thịt có chất tạo nạc thường có màu đỏ bóng hoặc đỏ sậm trông rất thiếu tự nhiên. Sau khi rửa thịt, màu đỏ sậm đó lại mất đi, trông miếng thịt bị nhợt nhạt.
Quan sát lớp mỡ
Nuôi heo theo cách bình thường heo sẽ có lớp mỡ tự nhiên. Vì vậy để an toàn, nên lựa chọn thịt heo có lớp mỡ dày trên 1,5 cm. Lớp mỡ lỏng lẻo, mỏng dưới 1 cm chắc chắn là thịt heo không an toàn.
Độ đàn hồi
Miếng thịt bình thường có độ đàn hồi rất tốt, thớ thịt trông rõ ràng, không để lại vết lõm khi lấy tay ấn vào. Miếng thịt siêu nạc lại mềm hơn, ấn vào thấy hơi nhũn và không có độ đàn hồi.
Nhận biết khi chế biến
Thái miếng thịt dày khoảng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt bị mềm và không tự “đứng” được trên thớt thì rất có thể thịt này có chất tạo nạc. Thịt bình thường nấu lên có mùi thơm, không tạo váng, không ra nhiều nước. Ngược lại, thịt có chất tạo nạc thường ra nhiều nước, khi nấu lên cũng có mùi không thơm như tự nhiên, khi ăn có cảm giác bị khô.
Bình luận (0)