Xây 3,1 km cầu, rút ngắn 70 km đường

13/12/2015 07:23 GMT+7

Sáng 12.12, Bộ GTVT khởi động dự án xây dựng cầu Đại Ngãi bắc qua sông Hậu nối liền hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

* Khởi động dự án cầu Châu Đốc
Sáng 12.12, Bộ GTVT khởi động dự án xây dựng cầu Đại Ngãi bắc qua sông Hậu nối liền hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

Phối cảnh cầu Đại Ngãi - Ảnh: P.T.DPhối cảnh cầu Đại Ngãi - Ảnh: P.T.D
Dự án trọng điểm quốc gia này dự kiến hoàn thành vào quý 4/2018 sẽ rút ngắn cự ly từ TP.HCM đến Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau khoảng 70 km so với theo tuyến QL1.
Chiều cùng ngày, tại P.Vĩnh Mỹ (TP.Châu Đốc, An Giang), Bộ GTVT khởi động dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu theo hình thức BOT, thay thế phà Châu Giang.
Cầu Châu Đốc nối QL91 tại P.Vĩnh Mỹ, TP.Châu Đốc với tỉnh lộ 953 thuộc TX.Tân Châu (An Giang). Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến là 3,26 km, trong đó cầu dài 667 m, rộng 12 m, tổng mức đầu tư khoảng 949 tỉ đồng. Dự kiến thời gian thi công cầu khoảng 18 tháng. Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh cầu Châu Đốc có vai trò quan trọng, phục vụ việc kết nối giao thông trục dọc biên giới Tây Nam giữa 4 tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang; thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giao lưu văn hóa khu vực, cũng như công tác an ninh quốc phòng bảo vệ biên giới.
Thanh Dũng
Cầu Đại Ngãi có điểm đầu giao với QL54 thuộc H.Trà Cú (Trà Vinh) và điểm cuối giao với đường nam sông Hậu thuộc H.Long Phú (Sóc Trăng). Theo thiết kế, chiều dài toàn tuyến dự án là 15,2 km, bao gồm 2 cầu chính (cầu Đại Ngãi 1 và cầu Đại Ngãi 2), mỗi cầu rộng 16 m, có 4 làn xe lưu thông, đường dẫn vào cầu. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 5.726 tỉ đồng. Dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Trong đó, cầu Đại Ngãi 1 dài 2,24 km, vượt qua luồng Định An, đảm bảo thông thuyền cho tàu 10.000 tấn đầy tải và 20.000 tấn vơi tải ra vào sông Hậu với tĩnh không thông thuyền 45 m, chiều rộng thông thuyền tối thiểu 300 m. Cầu Đại Ngãi 2 dài 0,86 km; vượt qua luồng Trần Đề, đảm bảo khổ thông thuyền tương ứng với sông cấp 1 (cho tàu 2.000 tấn) lưu thông qua lại. Dự án gồm hai hợp phần: Hợp phần 1 (2.754 tỉ đồng) đầu tư xây dựng phần cầu chính dây văng của cầu Đại Ngãi 1 theo hình thức BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao). Hợp phần 2 (2.972 tỉ đồng), bao gồm toàn bộ phần cầu dẫn của cầu Đại Ngãi 1, Đại Ngãi 2, đường dẫn vào cầu, các hạng mục còn lại của dự án và công tác giải phóng mặt bằng, được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Theo kế hoạch, dự án hoàn thành vào quý 4/2018.
Phát biểu tại lễ khởi động dự án, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết đây là dự án trọng điểm quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng ĐBSCL. Trên tuyến QL60 hiện đã có 3 cầu lớn đưa vào sử dụng là Rạch Miễu, Hàm Luông và Cổ Chiên, việc đầu tư cầu Đại Ngãi nhằm gỡ nút thắt cuối cùng trên tuyến QL này để nối thông tuyến hành lang phía đông. Cầu Đại Ngãi góp phần làm tăng thêm tác dụng thiết thực của các dự án hạ tầng, công nghiệp, kinh tế quan trọng cho Trà Vinh, Sóc Trăng và địa phương lân cận.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, sau khi hoàn thành cầu sẽ nối thông toàn tuyến để khai thác thế mạnh toàn bộ các tỉnh phía đông của khu vực Tây Nam bộ, rút ngắn được khoảng 70 km khi đi từ TP.HCM đến Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; giảm áp lực giao thông ngày càng lớn trên QL1; đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao khi các khu kinh tế Định An, khu công nghiệp Trần Đề, Đại Ngãi, An Nghiệp... đi vào hoạt động; đồng thời làm tăng khả năng đảm bảo an ninh quốc phòng cho khu vực ven biển phía nam. Đặc biệt, dự án là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL.
Khởi động lại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Ninh
Ngày 12.12, đại diện UBND tỉnh Tây Ninh cho biết dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Ninh dự kiến khởi động trở lại vào năm 2016 bằng hình thức BOT. Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa được triển khai từ tháng 9.2010, đi qua Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An với chiều dài 72,5 km, tổng mức đầu tư hơn 2.472 tỉ đồng. Riêng đoạn qua địa phận tỉnh Tây Ninh dài 21,7 km đã thực hiện được 14 km nhưng phải tạm dừng từ năm 2011 (theo Nghị quyết 11 của Chính phủ). Do thi công dở dang, hiện các hạng mục đã xuống cấp trầm trọng, phần sắt trên các mố cầu bị gỉ sét, cỏ mọc hoang phế, gây lãng phí và có dư luận không tốt trong nhân dân về hiệu quả đầu tư của dự án đoạn qua địa phận tỉnh này trong nhiều năm qua.
Giang Phương
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.