Vụ ồn ào mới nhất là ở dự án Harmona (Q.Tân Bình, TP.HCM). Cư dân đã vào ở nhưng ngân hàng đến siết nợ chủ đầu tư, đòi bàn giao dự án đã được thế chấp. Sau rất nhiều tranh cãi, mọi chuyện đã tạm được dàn xếp, nhưng nếu chủ đầu tư không trả được tiền vay cho ngân hàng, khả năng mất nhà của cư dân nơi đây vẫn có thể xảy ra.
Muôn kiểu mất nhà
|
Trước đó, nhiều người mua nhà ở chung cư Gia Phú (Q.Thủ Đức) chưng hửng khi căn hộ của mình đã có người sở hữu, bởi chủ đầu tư đã mang một căn hộ bán cho 6 người. Sự việc chỉ được phát hiện khi dự án chậm giao nhà so với cam kết trong hợp đồng suốt thời gian dài. Thế nhưng chủ đầu tư cũng đã... nhanh chân biến mất, dự án trùm mền không tiếp tục thi công. Trước nguy cơ mất nhà, các khách hàng đã gửi đơn kêu cứu khắp nơi, nhưng đến nay sau một thời gian dài sự việc dường như đã “chìm xuồng”.
Dự án Vạn Hưng Phát (Q.8), do Công ty TNHH xây dựng Vạn Hưng Phát làm chủ đầu tư, được khởi công từ tháng 8.2010 nhưng đến nay mới làm xong phần móng cọc. Một khách hàng mua căn hộ giá 1,9 tỉ đồng cho biết đã đóng một lần đến 1,8 tỉ đồng nhưng đến nay cũng không thấy nhà ở đâu, liên hệ với chủ đầu tư và người đứng đầu công ty cũng không được.
Những khách hàng mua nhà tại dự án Petrovietnam Landmark (Q.2) của một công ty thuộc Tập đoàn dầu khí VN cũng đứng trước nguy cơ không nhận được nhà, bởi dự án chậm giao nhà gần 5 năm nay. Dự án đã xây dựng xong phần thô nhưng chủ đầu tư cạn vốn, còn những người đứng đầu công ty này lần lượt vào tù...
Buông lỏng quản lý
|
Đối với trường hợp xây dựng sai phép như dự án Bảy Hiền Tower, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước càng rõ ràng hơn. Một dự án rất lớn, xây dựng trong thời gian dài, quảng cáo rầm rộ nhưng xây dựng sai phép với diện tích lớn mà không phát hiện là điều hết sức vô lý. Khi phát hiện sai phạm, chính quyền địa phương không xử lý rốt ráo, có ý bao che, dung túng cho sai phạm trong thời gian dài mới dẫn đến bi kịch như ngày nay khi người dân nhận nhà vào ở rồi, cơ quan chức năng mới đến cắt điện, nước để cưỡng chế chủ đầu tư. “Có một điều hết sức vô lý là khi xảy ra những sự cố như thời gian vừa qua thì hầu như các đơn vị này vô can, không ai bị xử lý gì, toàn bộ trách nhiệm, thiệt hại đổ lên đầu người dân. Nếu không bảo vệ người mua nhà sẽ dẫn đến những hệ lụy về mặt xã hội rất lớn, bất an về mặt xã hội, niềm tin của người dân vào sự minh bạch của cơ quan nhà nước, vào luật pháp sẽ bị giảm sút”, LS Đức nói.
Gian nan đòi lại tiền
Theo luật sư (LS) Nguyễn Văn Trường (Trưởng văn phòng LS Trường), khung pháp lý hiện nay tương đối hoàn thiện, nhưng các cơ quan thực thi pháp luật thiếu sự giám sát hoặc áp dụng pháp luật chưa nghiêm, buông lỏng quản lý, thậm chí có những khuất tất.
Rất nhiều vụ lừa đảo trên thị trường bất động sản từ trước đến nay có thể xử lý hình sự, nhưng vì lý do nào đó mà cơ quan công an lại “đẩy” các bên kiện dân sự nên tạo cho các chủ đầu tư “lờn mặt”. Một vấn đề nữa là quy trình kiện tụng, đặc biệt là thi hành án có quá nhiều bất cập, không thể bảo vệ quyền lợi của người dân. Như vụ Công ty Tân Hoàng Thân bán căn hộ Royal (Q.Bình Thạnh), khách hàng trải qua mấy năm đi kiện, dù tòa đã tuyên tất cả khách hàng thắng kiện, buộc chủ đầu tư phải trả lại tiền nhưng đến nay đã 4 - 5 năm nay vẫn chưa thể thi hành án. Hay dự án Petrovietnam Landmark (Q.2) không giao nhà 5 năm, tòa tuyên chủ đầu tư phải trả lại tiền nhưng khách hàng vẫn chưa lấy lại được đồng nào.
“Thi hành án không được nhưng không có chế tài nào đối với những trường hợp cố tình không thi hành án. Người dân không biết làm thế nào, trong khi hồ sơ vẫn ngâm ở đó, không hình sự hóa được nên thua luôn. Đây là điểm yếu trong pháp luật tố tụng. Nếu không mạnh mẽ khắc phục thì người dân không tin tưởng vào cơ quan xét xử”, LS trường nói.
|
Bình luận (0)