Núi lửa thay nhau phun trào, hàng nghìn người ở Indonesia phải sơ tán

Khánh Như
Khánh Như
22/01/2024 17:31 GMT+7

Hàng trăm ngọn núi lửa ở Indonesia đã thay nhau 'thức giấc', tạo ra các cột khói bụi cao hàng trăm mét cùng dung nham chảy dài xuống các sườn núi, đe dọa tính mạng người dân.

Đài 1 News đưa tin hàng nghìn người đã buộc phải sơ tán sau khi núi lửa Merapi trên đảo Java của Indonesia bất ngờ phun trào vào ngày 21.1, hình thành những cột khói bụi cao đến 100 m, và tạo ra dòng dung nham dài hơn 2 km chảy xuống sườn núi.

Ông Agus Budi Santoso, người đứng đầu Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ liên quan thảm họa địa chất của Indonesia, cho biết tro bụi đã bao phủ một số ngôi làng. May mắn là vụ phun trào chưa gây ra bất kỳ thương vong nào ở Java, vốn tập trung rất đông dân cư.

Núi lửa thay nhau phun trào, hàng nghìn người ở Indonesia phải sơ tán- Ảnh 1.

Núi lửa Marapi phun khói bụi và dung nham nóng hôm 21.1

REUTERS

Người dân sống trên sườn núi đã được khuyến cáo tránh xa miệng núi lửa ít nhất 7 km và cẩn thận với những mối đe dọa có thể xảy ra từ dòng dung nham đang chảy, theo tờ The Independent.


Núi lửa thay nhau phun trào, hàng nghìn người ở Indonesia phải sơ tán- Ảnh 2.

Núi lửa Merapi phun ra tro nóng hồi tháng 1.2021

REUTERS

Merapi là ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất của Indonesia trong số 120 ngọn núi trải rộng khắp đất nước. Đây là vụ phun trào mới nhất ở Indonesia kể từ khi các quan chức nâng mức cảnh báo lên mức cao thứ hai vào tháng 11.2020.

Cùng lúc đó, một số núi lửa đang hoạt động khác cũng phun trào, buộc chính quyền phải đưa ra thông báo sơ tán tới hàng nghìn cư dân. Trung tâm Giảm thiểu Thảm họa Địa chất và Núi lửa Indonesia xác nhận không có thương vong được báo cáo.

Lewotobi Laki Laki, một ngọn núi lửa khác ở tỉnh Đông Nusa Tenggara, cũng phun những đám mây nóng cao tới 700 m lên bầu trời vào cuối tuần qua. Hơn 6.500 người buộc phải di chuyển đến nơi trú ẩn.

Ngoài ra, núi lửa Marapi ở tỉnh Tây Sumatra cũng đột ngột phun trào lần thứ 3 trong tháng này. Mặc dù không phun dung nham xuống hai bên sườn núi, đợt phun trào này đã buộc khoảng 500 người sống gần khu vực phải sơ tán.

Indonesia thường xuyên ghi nhận các động đất và hoạt động núi lửa do vị trí địa lý dọc theo "vành đai lửa", một chuỗi các đường đứt gãy địa chấn hình móng ngựa quanh Thái Bình Dương.

Xem dòng dung nham nhấn chìm nhà cửa trong sự kiện núi lửa phun trào ở Iceland

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.