Đột quỵ có liên quan đến di truyền

12/04/2012 11:06 GMT+7

(TNO) Một nghiên cứu mới đây cho thấy nguy cơ đột quỵ đối với những người có anh chị em ruột từng bị đột quỵ sẽ cao hơn 64% đối với những người không có tiền sử gia đình mắc chứng bệnh này.

(TNO) Một nghiên cứu mới đây cho thấy nguy cơ đột quỵ đối với những người có anh chị em ruột từng bị đột quỵ sẽ cao hơn 64% đối với những người không có tiền sử gia đình mắc chứng bệnh này.

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Health24 còn tiết lộ đối với những người có anh chị em ruột bị đột quỵ ở tuổi 56 trở lên sẽ tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ.

Cuộc nghiên cứu được tiến hành trên 30.700 người có anh chị em ruột bị đột quỵ và trên 152.000 người không có tiền sử anh chị em ruột bị đột quỵ.

Theo tác giả của cuộc nghiên cứu, giáo sư Erik Ingelsson - một chuyên gia về dịch tể học và tim mạch, tuy nguy cơ đột quỵ chủ yếu do gien di truyền, nhưng cách sống giống nhau trong gia đình cũng có liên quan đến căn bệnh này.

Tiến sĩ Murray Mittleman - Giám đốc của Viện nghiên cứu tại Trung tâm y khoa Beth Israel Deaconess tại thành phố Boston (Mỹ) nhấn mạnh: “Mặc dù chúng ta không thể kiểm soát tiền sử gia đình, nhưng chúng ta có thể kiểm soát nguy cơ bệnh bằng sự can thiệp trong thói quen sống”.

Tiến sĩ Murray chia sẻ: “Kiểm tra huyết áp thường xuyên, duy trì cách sống năng động, ăn uống lành mạnh, hạn chế các loại thức ăn nhanh, tăng cường các loại trái cây và rau quả là cách ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả nhất”.

Đột quỵ là sự xuất hiện đột ngột các biểu hiện rối loạn khu trú các chức năng của não bộ kéo dài quá 24 giờ hoặc gây ra tử vong cho người bệnh do các nguyên nhân tổn thương mạch máu nuôi não. Như vậy, đột quỵ là tình trạng bệnh lý xảy ra do sự tổn thương của một vùng não bộ bởi nguyên nhân mạch máu.

Theo thống kê về bệnh tim và đột quỵ của Hiệp hội Tim mạch Mỹ thì mỗi năm trên thế giới có khoảng 15 triệu trường hợp đột quỵ mới hoặc đột quỵ tái phát. Chỉ có khoảng 10% các trường hợp hồi phục hoàn toàn, 40% các trường hợp còn lại bị di chứng nhẹ và 50% còn lại bị tàn phế vĩnh viễn.

Tại châu u tần suất đột quỵ khoảng 5 - 12 trường hợp trên 1.000 dân. Tại các nước châu Á tần suất đột quỵ khoảng 1 - 2% và hiện đang có khuynh hướng gia tăng, trong khi đó, tần suất đột quỵ tại các nước u - Mỹ và các nước phát triển đã giảm đi rõ rệt trong khoảng 2 thập niên qua.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của GS Lê Văn Thành và cộng sự cho thấy tần suất đột quỵ mới mỗi năm là 1,61% và tỷ lệ tử vong là 36,5%.

(Nguồn: Sở Y tế TP.HCM)

Nguyễn Đan

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.