Phát hiện hố đen từ thời bình minh của vũ trụ

07/11/2023 14:29 GMT+7

Các nhà khoa học đã tìm ra hố đen sớm nhất từ trước đến nay, một 'con quái vật' hình thành vỏn vẹn khoảng 470 triệu năm sau sự kiện khai sinh vũ trụ Big Bang.

Phát hiện hố đen sớm nhất của vũ trụ - Ảnh 1.

Hình ảnh tổng hợp từ dữ liệu kính viễn vọng Chandra và James Webb cho thấy một hố đen khoảng 470 triệu năm sau sự kiện Big Bang

NASA

Phát hiện mới một lần nữa xác nhận giả thuyết cho rằng các siêu hố đen tồn tại từ thời bình minh của vũ trụ. Kính viễn vọng James Webb và Chandra tia X đã phối hợp nhau trong năm qua để đưa ra các quan sát dẫn đến khám phá ấn tượng này.

Nếu vũ trụ khoảng 13,7 tỉ năm tuổi, hố đen trên khoảng 13,2 tỉ năm.

Càng ngạc nhiên hơn nữa, hố đen, tạm thời được xem là "thủy tổ" của các hố đen cho đến khi tìm được đại diện cao tuổi hơn, có kích thước gấp 10 lần hố đen của Dải Ngân hà chúng ta, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Astronomy.

Tác giả báo cáo Akos Bogdan của Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ) ước tính hố đen có trọng lượng từ 10% đến 100% so với khối lượng của toàn bộ các ngôi sao trong thiên hà của nó.

Trong khi đó, hố đen trong Dải Ngân hà và những thiên hà láng giềng chỉ đạt tỷ lệ khoảng 0,1%.

Được phóng lên không gian năm 2021 và hiện cách trái đất khoảng 1,6 triệu km, kính James Webb đến nay là đài thiên văn lớn nhất và uy lực nhất từng được con người đưa vào không gian. Kính James Webb quan sát vũ trụ ở bước sóng hồng ngoại.

Còn kính viễn vọng Chandra được trang bị tầm nhìn tia X, được triển khai vào quỹ đạo năm 1999.

"Tôi hoàn toàn ngả mũ thán phục khi kính Chandra có thể tiếp tục đạt được những khám phá ấn tượng sau 24 năm kể từ thời điểm phóng", ông Bogdan cảm thán.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.