Sika giới thiệu giải pháp thay thế cát và xi măng

19/10/2022 09:59 GMT+7

Ngày nay, các vật liệu có hại cho môi trường đang được nghiên cứu và thay thế, trong đó cát và xi măng luôn là bài toán khó cần được giải quyết.

Tại hội thảo, Sika Việt Nam bày tỏ mong muốn cho ra đời những sản phẩm không chỉ bền vững, thân thiện với môi trường mà còn phải đảm bảo ít phát thải ra môi trường và cân đối giá thành phải chăng

Duy lưu

Tại Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2022, Sika công bố giải pháp ứng dụng công nghệ sản xuất cân bằng sinh khối cùng các giải pháp góp phần giảm lượng khí thải carbon, tăng tuổi thọ cho các công trình, cho phép giảm hàm lượng clinker cao trong xi măng và bê tông, vừa đảm bảo hiệu suất, vừa ít ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người thi công. Đặc biệt, giải pháp sàn mái xanh không những giúp công trình bền vững lâu dài mà còn góp phần giảm thiểu tiêu thụ năng lượng lên đến 15% và phủ xanh cho thành phố. Bên cạnh đó, các chương trình tái chế của Sika cũng giúp giảm gánh nặng cho các bãi chôn lấp, hỗ trợ mục tiêu giảm lượng CO2.

Tại sự kiện, Sika cũng giới thiệu các giải pháp thay thế cát và xi măng trong công thức sản phẩm xây dựng nhằm mang hiệu quả cao và bền vững hơn, như Sikagrout ®-800 (vữa hiệu suất cao, giảm lượng phát thải carbon), SikaCeram®-252 Impact (keo dán gạch không chứa xi măng Portland đầu tiên trên thị trường), lớp phủ bảo vệ bê tông Sikagard®-5500 - sản phẩm tiên phong ứng dụng công nghệ sản xuất cân bằng sinh khối dành cho vật liệu xây dựng. Sikagard®-5500 hòa trộn giữa tài nguyên gốc hóa thạch và tài nguyên gốc sinh học giúp tạo ra các lợi thế như an toàn, thân thiện với môi trường của sản phẩm nhờ tạo nên vòng tuần hoàn tái tạo tài nguyên, ngăn chặn cạn kiệt dần nguồn tài nguyên trong tự nhiên. Bên cạnh các tính năng vượt trội như khả năng che phủ vết nứt rộng đến >2.5mm, giúp tiết kiệm vật tư, tiết kiệm thời gian thi công đến 20% không cần lớp sơn trung gian, kháng rêu và nấm mốc giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, Sikagard®-5500 còn gây ấn tượng với chủ đầu tư, nhà thầu, kiến trúc sư... nhờ đạt được hàng loạt chỉ số bền vững. Sản phẩm phân tán có nguồn gốc từ 100% tài nguyên tái tạo, bao bì sản phẩm được làm từ 80% nguyên liệu tái chế, giảm phát thải carbon lên tới 30% và trực tiếp đóng góp vào việc đạt được 2 điểm cho chứng chỉ công trình xanh LEED.

Trước thắc mắc về vật liệu thay thế cát và xi măng là xu thế tương lai, phía Sika chia sẻ: "Cách đây nhiều năm, công nghệ sản xuất vật liệu thay thế xi măng đã được Sika nghiên cứu, áp dụng thành công và được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Bằng cách sử dụng tro bay và xỉ luyện kim Sika có thể tạo nên các sản phẩm xanh và chất lượng thay thế xi măng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Sika cũng sử dụng cát cũ tái chế từ đá thủ công hay đá granite cùng một số sản phẩm phụ để thay thế cát tự nhiên. Tro, xỉ đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thẩm mỹ và an toàn để làm vật liệu xây dựng cho nhiều công trình khác nhau. Đặc biệt hơn, Bộ Xây dựng cũng khuyến khích các hoạt động xử lý, sử dụng tro bay và thành xỉ tái chế để sản xuất vật liệu xây dựng. Tôi tin rằng, trong tương lai công nghệ sản xuất cát tái chế như cách mà Sika đang thực hiện sẽ trở thành xu hướng của tương lai, đồng thời cải thiện tình trạng khan hiếm cát trên thị trường hiện nay".

Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam là diễn đàn uy tín nơi các chuyên gia chia sẻ sáng kiến tối ưu hóa việc áp dụng các xu hướng, giải pháp trong lĩnh vực xây dựng xanh, từ đó thúc đẩy phát triển công trình hiệu quả năng lượng hướng tới nâng cao chất lượng môi trường sống và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo thông tin từ Bộ Xây Dựng, nửa đầu năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41%, với 883 đô thị. Trong khi đó, số lượng công trình xanh của Việt Nam hơn 10 năm qua hiện mới đạt khoảng trên 200 công trình.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.