Bác sĩ Việt Nam: Làm chủ phẫu thuật bằng robot và nhiều kỹ thuật mới

Thời gian qua, tại các bệnh viện trong nước đã triển khai nhiều kỹ thuật, phương pháp điều trị mới, đem lại những lợi ích thiết thực, cũng như đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao của người bệnh.

Phẫu thuật bằng robot
Sau hơn 2 tháng triển khai mổ bằng robot, đến nay (20.2.2017) bệnh viện (BV) Bình Dân TP.HCM đã phẫu thuật cho gần 50 bệnh nhân. TS-BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc BV Bình Dân cho biết, chi phí cho một ca mổ nội soi bằng robot tại BV khoảng 70 - 90 triệu đồng (tại nước ngoài cả tỉ đồng). BV đang xây dựng danh mục kỹ thuật để trình Bộ Y tế xét duyệt, đề nghị bảo hiểm y tế chi trả một phần viện phí cho người bệnh.

Hiện nay phẫu thuật robot đã phổ biến tại các trung tâm phẫu thuật lớn ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... để điều trị các loại phẫu thuật lớn, phức tạp. Phẫu thuật robot đã phát triển đến thế hệ thứ tư với 4 cánh tay phẫu thuật, đầu camera thông minh, góc phẫu thuật rộng 540 độ, hình ảnh 3D. Với góc phẫu thuật này, không cánh tay người bác sĩ nào có thể thực hiện được, nhờ đó nó có khả năng phẫu thuật ở những vị trí khó và có thể di chuyển tự do ở 6 góc độ với vận động tinh vi. Kỹ thuật này đã khắc phục được những hạn chế của phẫu thuật mổ hở cũng như của phẫu thuật nội soi, đưa ngành phẫu thuật đến một đỉnh cao mới, thành công mỹ mãn tại các trung tâm chuyên khoa lớn trên thế giới.
“Bệnh nhân mau hồi phục, giảm các tai biến, biến chứng các bệnh lý mà các kỹ thuật khác chưa hoàn thiện được như ung thư tuyến tiền liệt, trực tràng... robot vào sâu, phóng đại nên mổ rất dễ và thao tác thoải mái”, TS-BS Hưng cho biết.
Kỹ thuật, phương pháp điều trị mới 1
Sau khi ứng dụng rất hiệu quả robot trong phẫu thuật bệnh lý cột sống (năm 2016), trong tháng 2.2017, BV Bạch Mai (Hà Nội) tiếp tục đưa vào sử dụng 2 robot phẫu thuật điều trị bệnh lý khớp gối và phẫu thuật thần kinh. Trong năm 2016, BV này đã đưa vào sử dụng robot O-arm trong phẫu thuật cột sống. Hệ thống này cung cấp hình ảnh không gian ba chiều cùng với hệ thống định vị giúp xác định vị trí cần giải phẫu chính xác gần như tuyệt đối. Độ chính xác trong xác định vị trí bắt vít (với các ca phẫu thuật cột sống) lên đến 93 - 100% (phương pháp thông thường, tỷ lệ này đạt 72 - 92%).

"Điều đó có ý nghĩa rất lớn vì trong phẫu thuật cột sống, chỉ sai số rất nhỏ có thể gây tai biến cho bệnh nhân”, TS-BS Hoàng Gia Du, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - Phẫu thuật cột sống (BV Bạch Mai) nói. Với 2 robot mới đưa vào sử dụng trong tháng 2 này, mỗi “con” 40 tỉ đồng, đội ngũ kỹ thuật viên “tinh nhuệ” đã được đào tạo tại Đức, Pháp. TS Dương Đức Hùng, Trương phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Bạch Mai cho rằng, phẫu thuật viên dù giỏi đến đâu cũng không thể chính xác bằng robot. Bởi vậy, trong phẫu thuật bệnh lý khớp gối thì phẫu thuật bằng robot sẽ cho chất lượng khác biệt, đặc biệt với trường hợp phải thay khớp. “Vì cho độ chính xác cực cao so với tay người thao tác nên nội soi bằng robot trong phẫu thuật thần kinh là rất lý tưởng”, bác sĩ Hùng chia sẻ. “Một BV hạng đặc biệt như BV Bạch Mai phải có kỹ thuật đặc biệt”, bác sĩ Hùng bày tỏ.
Tại BV Nhi T.Ư (Hà Nội), phẫu thuật nội soi bằng robot đã thực hiện từ năm 2014, đã phẫu thuật cho hàng trăm ca bệnh.
Kỹ thuật, phương pháp điều trị mới 2
Kỹ thuật, phương pháp điều trị mới 3
Và những kỹ thuật mới khác
Năm 2016, Bệnh viện FV (TP.HCM) bắt đầu thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc mới. Thực hiện kỹ thuật này tại BV FV là GS-BS Donald Tan (nguyên Chủ tịch Hiệp hội Giác mạc thế giới, nguyên Giám đốc y khoa, Trung tâm Mắt quốc gia Singapore). Theo GS-BS Donald Tan, ghép giác mạc theo kỹ thuật mới là ghép từng phần, chỉ thay thế những lớp giác mạc bị tổn thương (do bệnh lý, chấn thương), giữ lại phần giác mạc bình thường. Kỹ thuật cũ ghép toàn bộ giác mạc. Kỹ thuật mới cho tỷ lệ thành công cao (98%), giảm đào thải sau ghép, 1 tháng sau ghép cho thị lực ổn định (kỹ thuật cũ 6 tháng).
FV là bệnh viện tư đầu tiên trong nước thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc. Hiện trong nước có các BV phẫu thuật ghép giác mạc gồm: BV Mắt T.Ư (Hà Nội), BV Mắt TP.HCM, BV Chợ Rẫy...

Thời gian gần đây, BV Đại học Y Dược TP.HCM thực hiện một số kỹ thuật, phương pháp điều trị mới như: Phẫu thuật gốc động mạch chủ ít xâm lấn; Điều trị nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần; Điều trị rối loạn cương bằng sóng xung kích cường độ thấp (LS); Đốt trĩ bằng sóng cao tần; Điều trị bệnh Parkinson bằng phương pháp kích thích não sâu... BV Chợ Rẫy ứng dụng những kỹ thuật mới trong điều trị tim mạch, ung thư, nội khoa...
Theo TS-BS Trần Vĩnh Hưng - Giám đốc BV Bình Dân, TP.HCM: việc các BV trong nước đưa vào áp dụng những kỹ thuật, phương pháp mới trong điều trị giúp: đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao của người bệnh; giảm chi phí cho người bệnh khi không phải ra nước ngoài chữa trị; giúp cho việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng và đào tại chuyển giao; khẳng định vị thế của y học VN trên trường quốc tế.

tin liên quan

Cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim
Ngày 31.1, bác sĩ Nguyễn Minh Toàn, Phó trưởng khoa Nội-Tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho biết ê kíp can thiệp tim mạch của khoa vừa cứu sống một ca bệnh nguy kịch do nhồi máu cơ tim.
Phẫu thuật điều trị bằng robot tại BV Bình Dân, TP.HCM
Theo TS - BS Phạm Duy Hiền, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật nội soi nhi khoa (BV Nhi T.Ư), thay vì các thao tác phân tích, cắt, khâu nối... do phẫu thuật viên trực tiếp thực hiện, thì robot thực hiện dưới sự điều khiển bởi phẫu thuật viên. Ưu điểm của phương pháp này so với nội soi thông thường là tính chính xác cao, do góc phẫu thuật rộng (580 độ); robot có thể di chuyển tự do ở 6 góc độ. Phương pháp này đặc biệt an toàn và đem lại hiệu quả cao đối với những bệnh lý phức tạp ở bệnh nhi như: như nang ống mật chủ, phình đại tràng bẩm sinh, thận ứ nước, teo đường mật... do vùng phẫu thuật thu hẹp, ít xâm lấn, rút ngắn thời gian bình phục sau mổ và đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.