Báo động nguy cơ đột tử vì nhồi máu cơ tim
20/03/2015 08:00 GMT+7
Theo thống kê, mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà đa số liên quan đến xơ vữa động mạch gây ra nhồi máu cơ tim.
Tự động phát
Theo thống kê, mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà đa số liên quan đến xơ vữa động mạch gây ra nhồi máu cơ tim.
50% ca tử vong không có dấu hiệu báo trước
Số liệu của Hội Tim mạch Hoa Kỳ công bố năm 2013 cho thấy, trên thế giới mỗi năm có 2,5 triệu người chết do nhồi máu cơ tim, trong đó 25% chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Sự nguy hiểm của biến chứng nhồi máu cơ tim thể hiện qua số liệu 50% ca tử vong không có dấu hiệu báo trước. Ước tính của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cứ mỗi 34 giây lại có một trường hợp bị đột quỵ do nhồi máu cơ tim, cứ 1 phút trôi qua lại có một trường hợp tử vong trên thế giới.
Biểu hiện điển hình thường gặp ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim là có cảm giác đau căng và thắt ở giữa ngực, sau đó lan tỏa đến cánh tay, vai, cổ, răng, hàm, vùng bụng. Triệu chứng đi kèm là cảm giác lo lắng cực độ, thở gấp, tim đập mạnh liên hồi, toát mồ hôi, buồn nôn, khó thở, mặt tái nhợt, chóng mặt, cơ thể không còn sức lực và bất tỉnh.
Nguy hiểm hơn, có những bệnh nhân gặp phải cơn nhồi máu cơ tim hoàn toàn thầm lặng, không hề có triệu chứng báo trước, cơ thể vẫn tưởng như khỏe mạnh bình thường nhưng bỗng nhiên đột tử. Bệnh nhân có thể nhanh chóng ngừng thở hoặc mất mạch, việc can thiệp mạch vành lúc này vô cùng khó khăn. Với nguy cơ tử vong chỉ trong vài giây, cơ hội sống sót của những ca bệnh này là rất ít. Nếu vượt qua được cơn đột quỵ, thì tỉ lệ tàn phế cũng ở mức cao.
Tại Việt Nam, số lượng người bị nhồi máu cơ tim đang gia tăng nhanh, trở thành gánh nặng cho ngành y tế và toàn cho xã hội. Dự báo đến năm 2017, Việt Nam sẽ có 20% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Đáng lưu ý là đối tượng trẻ từ 25 tuổi trở lên mắc bệnh tim mạch và huyết áp chiếm 25,1% dân số.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên ĐH Y dược TPHCM cảnh báo, đột quỵ đã trở thành mối nguy hiểm với tất cả mọi người. Đối tượng dễ bị nhồi máu cơ tim là những người mắc rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, stress…
Đột quỵ tim nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong - Ảnh: Shutterstock
|
Xơ vữa động mạch dễ khiến tim bị “quỵ”
Giải thích biến chứng nhồi máu cơ tim - “đột quỵ tim”, BS Nam cho biết: Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu cơ tim và có đến 90-95% trường hợp liên quan đến quá trình xơ vữa động mạch.
Rối loạn mỡ máu khiến lượng cholesterol dư thừa lắng đọng ở bề mặt nội mô và lớp cơ trơn của thành mạch máu, tạo nên những mảng xơ vữa. Động mạch vành đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và dưỡng chất nuôi tim và đồng thời cũng là nơi dễ bị xơ vữa nhất.
Theo các chuyên gia tim mạch, do mạch vành có cấu tạo ở vị trí gần như vuông góc với động mạch đã khiến cho vận tốc của dòng máu vào mạch vành giảm, tăng khả năng Cholesterol bị lắng đọng tạo nên các mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành, gây tắc đột ngột động mạch vành gây ra các cơn đột quỵ dạng nhồi máu cơ tim. Vì không thể “thay đổi” cấu tạo của mạch vành nên việc kiểm soát cholesterol được các chuyên gia khẳng định là vấn đề then chốt trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim.
Kiểm soát mỡ máu giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Nghiên cứu của Framingham (1998) đã chứng minh, LDL-c (cholesterol xấu) tăng 10% tăng thêm 20% bệnh tim mạch. Tạp chí European Heart mới đây cũng đăng tải nghiên cứu cho thấy, điều hòa tốt cholesterol sẽ làm giảm được 74% nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Qua nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học đã chỉ ra, có đến 80% cholesterol được cơ thể tự tổng hợp, chỉ có 20% còn lại được tổng hợp qua đường ăn uống. Do đó, ngoài chế độ ăn uống hạn chế lượng cholesterol dư thừa, việc điều hòa cholesterol nội sinh là vô cùng quan trọng.
Phát hiện về GDL-5 được các nhà khoa học Mỹ công bố mới đây đã giúp giới chuyên môn về tim mạch tìm thấy giải pháp triệt để trong việc điều hòa cholesterol nội sinh, kiểm soát mỡ máu. GDL-5 được tinh chiết theo công nghệ độc quyền của Mỹ, giữ lại được nhiều nhất các thành phần sinh học thiên nhiên quý của policosanol (có nguồn gốc từ phấn mía Nam Mỹ) sẽ giúp tế bào hoạt động khỏe, tiếp nhận cholesterol được tốt hơn. Với cơ chế tăng hoạt hóa receptor tế bào, ngăn cholesterol bám vào thành mạch, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và sự hình thành các cục máu đông trong mạch máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của tình trạng rối loạn mỡ máu.
GDL-5 giúp tăng HDL-C – loại cholesterol “tốt” trong máu
|
Theo Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ, nghiên cứu tổng hợp ở nước này trên 30.000 bệnh nhân cho thấy, sử dụng GDL-5 liên tục trong 4 - 8 tuần giúp kiểm soát tốt tổng lượng cholesterol toàn phần và các thành phần mỡ máu trong cơ thể. GDL-5 có tác dụng điều hòa men HMG-CoA, làm giảm sự tổng hợp và gia tăng thoái giáng men này, từ đó làm giảm sự tổng hợp cholesterol. Cơ chế này an toàn vì không ức chế trực tiếp lên men HMG-CoA. Đồng thời GDL-5 làm tăng sự hình thành các LDL receptor tế bào, tăng gắn kết các LDL vào receptor, cải thiện việc vận chuyển LDL vào trong tế bào và thúc đẩy sự chuyển hoá cholesterol giúp tế bào sử dụng cholesterol hiệu quả. Qua đó, GDL-5 làm giảm đáng kể số lượng LDL, đồng thời tăng hoạt động HDL trong máu. Đây là cơ chế quan trọng giúp điều hòa các thành phần mỡ máu, qua đó giúp ngăn chặn tình trạng xơ vữa, phòng ngừa nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Kết quả nghiên cứu tại Mỹ cho thấy GDL-5 giúp điều hòa Cholesterol, kiểm soát mỡ máu hiệu quả
|
BS Nam khuyến cáo, nên tăng cường các hoạt động thể lực, kiểm soát cân nặng, bỏ thuốc lá và sử dụng các hoạt chất thiên nhiên như GDL-5 sẽ giúp điều hòa cholesterol nội sinh, kiểm soát các thành phần mỡ máu ở mức cần thiết và có lợi cho cơ thể.
|
Bình luận (0)