Cảnh báo thời khắc nguy hiểm trong ngày với người cao huyết áp

21/12/2014 15:45 GMT+7

(TNO) Nếu mùa đông là 'mùa' nguy cơ cao với những người mắc bệnh lý về huyết áp, tim mạch thì ngay trong một ngày cũng có thời điểm 'đen' làm tăng nguy cơ đột quỵ.

(TNO) Nếu mùa đông là “mùa” nguy cơ cao với những người mắc bệnh lý về huyết áp, tim mạch thì ngay trong một ngày cũng có thời điểm “đen” làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Theo tiến sĩ - bác sĩ Đồng Văn Thành, Phó trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Bạch Mai), những ngày lạnh sâu làm tăng nguy cơ tai biến với các trường hợp bị cao huyết áp nếu không được kiểm soát tốt. Đặc biệt, ngay trong ngày cũng có những thời điểm “đen” có thể gây đột quỵ cao hơn cho người bệnh. Đó là thời điểm đầu giờ sáng, trong khoảng 3 - 9 giờ.
dot-quyGia tăng các bệnh nhân cấp cứu do đột quy trong mùa đông - Ảnh: Ngọc Thắng
“Thời gian này huyết áp dễ tăng vọt, chỉ số huyết áp thường ở mức cao nhất trong ngày. Bởi lúc này cũng thường là thời điểm nồng độ thuốc giảm dần, khả năng kiểm soát huyết áp kém hơn”, bác sĩ Thành nói.
Theo khuyến cáo của bác sĩ Thành, bệnh nhân cần chú trọng kiểm soát chênh lệch nhiệt độ, bởi đó là tác nhân gây tăng huyết áp. Buổi sáng cần thức dậy từ từ, mặc áo ấm, xoa bóp cơ thể 5 - 10 phút trước khi ra khỏi chăn. “Bởi vì nhiệt độ trong chăn ấm khoảng 18 - 20 độ, trong khi nhiệt độ phòng sẽ thấp hơn, nếu không có bước chuẩn bị, cơ thể bị lạnh đột ngột sẽ khiến huyết áp tăng vọt”, bác sĩ Thành lý giải.
Các tuần gần đây, bệnh nhân đến khám do tăng huyết áp, do huyết áp không ổn định, dù vẫn đang dùng thuốc liên tục, ở mức cao. Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Bạch Mai hiện đã dành đến 7 phòng khám chuyên khoa huyết áp, tim mạch.
Theo các chuyên gia tim mạch, tăng huyết áp thường diễn biến thầm lặng, nhiều ca bệnh chỉ được phát hiện khi bị tai biến mạch máu não, đột quỵ. Thậm chí tăng huyết áp âm thầm gây suy giảm các chức năng thận, khi bệnh nhân thấy mệt mỏi đi khám thì đã suy thận, bởi các mạch máu bị tổn thương do huyết áp cao.
“Nhiều bệnh nhân mờ mắt khi đi khám chuyên khoa Mắt mới biết bị xuất huyết đáy mắt do huyết áp cao gây vỡ mao mạch nhỏ ở đáy mắt. Trong trường hợp này, bệnh về mắt nhưng phải điều trị căn nguyên gốc là tăng huyết áp”, bác sĩ Thành dẫn chứng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.