Đau hàm, tưởng chuyện nhỏ nhưng có thể là triệu chứng của 10 bệnh này

Thiên Lan
Thiên Lan
02/02/2021 15:25 GMT+7

Đau hàm có thể do răng có vấn đề, rối loạn khớp thái dương hàm hoặc các bệnh lý khác.

Sau đây là 10 triệu chứng bệnh có thể liên quan đến cơn đau hàm của bạn, theo Prevention.

1. Đau tim

Một dạng đau hàm cần hết sức lưu ý là cảm giác đau nhói khó xác định ở bên hàm. Đây có thể biểu hiện của một cơn đau tim.
Nếu cơn đau hàm đi kèm với các triệu chứng khác như chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi lạnh hoặc khó tiêu, hãy đi khám ngay lập tức.

2. Răng có vấn đề

Nhiều vấn đề về răng miệng như sâu răng, răng bị nhiễm trùng hoặc bệnh nướu răng có thể gây đau răng, nướu hoặc hàm.
Nếu cảm thấy đau nhói ở răng hoặc đau nướu, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn hoặc đồ uống lạnh hoặc nóng, cần đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt vì nếu để lâu sẽ khó điều trị.

3. Rối loạn khớp thái dương hàm

Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm, người bệnh có thể bị đau ở phía trước tai khi nhai, nói chuyện hoặc cử động hàm, đau tai, nhức đầu ở thái dương hoặc khó cử động hàm.
Có thể vì nhiều lý do khác nhau như chấn thương, sử dụng hàm quá mức (nhai kẹo cao su), viêm khớp, nghiến răng hoặc lệch hàm. Người bệnh quá stress cũng có thể làm cho các triệu chứng của chứng bệnh này càng nặng hơn.

4. Nghiến răng

Nghiến răng vào có thể khiến cơ hàm bị mềm và đau, theo Prevention.

5. Xoang bị tổn thương

Khi các xoang (hốc rỗng trong hộp sọ và xương mặt) sưng lên, chúng có thể gây ra áp lực và đau nhức ở xương gò má, hàm trên hoặc răng hàm trên, đồng thời gây đau đầu trầm trọng khi di chuyển đầu.

6. Viêm khớp

Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào của cơ thể bao gồm cả khớp hàm. Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng khác của bệnh viêm khớp như cứng, sưng và đau tai.

Nếu cơn đau hàm kéo dài, hãy đi khám để xác định nguyên nhân

Ảnh: Shutterstock

7. Đau thần kinh

Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (NINDS), một trong những dạng đau hàm đáng sợ nhất là đau dây thần kinh sinh ba, có thể gây đau dữ dội, bỏng rát hoặc giống như điện giật thường ở một bên hàm hoặc mặt dưới, có thể kéo dài từ vài giây đến 2 phút.
Ngay cả những cử động bình thường như trang điểm, cạo râu hoặc đánh răng cũng có thể gây ra cơn đau dữ dội và đau đầu, có thể trầm trọng hơn theo thời gian. Phụ nữ và những người trên 50 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh này.

8. Đau đầu dữ dội

Đau đầu từng cơn là một loại đau đầu dữ dội thường cảm thấy sau mắt và kết hợp với nhiều các triệu chứng khác như chảy nước mắt, đỏ mặt, nghẹt mũi, đau cả mặt và hàm.
Đau nửa đầu đôi khi cũng có thể đi kèm với đau hàm cùng với đau nhói ở một bên đầu, cứng cổ, buồn nôn và cực kỳ nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, theo Prevention.

9. Viêm xương

Nếu mới vừa bị tiểu đường hoặc suy thận, người bệnh có thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng xương nghiêm trọng gọi là viêm tủy xương. Nếu xương hàm bị đau, đỏ, sưng, nóng và bị sốt, người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức.

10. Mọc răng có thể gây áp lực lên quai hàm

Một khối u hoặc u nang phát triển trong xương hàm, miệng hoặc mặt có thể gây đau và sưng ở hàm.
Chúng có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện một loạt các triệu chứng tùy thuộc vào cấu trúc bị ảnh hưởng.
Mặc dù các khối u và u nang ở hàm thường lành tính hoặc không phải ung thư, nhưng đôi khi chúng có thể phát triển nhanh chóng, xâm lấn xương hàm và làm lệch răng, theo Prevention.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.