Dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị

04/08/2016 15:02 GMT+7

Không chỉ phổ biến ở trẻ em, quai bị còn ảnh hưởng đến cả người trưởng thành.

Theo Verywell, quai bị còn được gọi là bệnh chàm bàm, là một bệnh lây truyền do virus Paramyxovirus gây nên. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ 5-8 tuổi, cả trẻ lớn chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Quai bị rất dễ lây truyền, phát triển nhất là vào mùa xuân, hè. Nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như viêm não, viêm màng não và nguy hiểm nhất chính là gây vô sinh ở nam giới.
Biểu hiện bệnh quai bị
Quai bị lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần, nên các nhà nghiên cứu đang nghi ngờ bệnh quai bị có thể lây qua đường phân và nước tiểu. Thông thường thời kỳ ủ bệnh từ 16 - 18 ngày, đôi khi có thể kéo dài từ 12-25 ngày.
Một người có bệnh quai bị là truyền nhiễm (có thể truyền virus) trong 3 ngày trước khi các dấu hiệu và triệu chứng trở nên rõ ràng và 4 ngày sau khi khởi phát của họ. Quai bị tuy ít lây hơn bệnh sởi hay thủy đậu nhưng như truyền nhiễm như cúm và rubella. Dấu hiệu đặc trưng nhận biết quai bị là mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió; một bên má sưng lên rồi dần lây lan qua bên còn lại; vùng bị sưng nhưng không có hiện tượng tấy đỏ, đau nhưng không tạo mủ; sốt cao, sốt 39-40 độ trong khoảng 3-4 ngày.
Biến chứng của bệnh quai bị
Viêm tinh hoàn: Viêm tinh hoàn do virus quai bị thông thường tấn công vào lứa tuổi đang dậy thì và cả lứa tuổi trưởng thành, trong đó, tỷ lệ viêm tinh hoàn chiếm từ 10-30%. Đặc thù nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên, xác suất viêm tinh hoàn 2 bên gặp ít hơn. Sau khi viêm tuyến nước bọt khoảng 5- 7 ngày thì xảy ra viêm tinh hoàn. Tinh hoàn đau, sưng to. Khi sờ vào tinh hoàn thấy chắc và nhìn thấy da bìu bị phù nề rõ rệt, đỏ, căng, bóng. Ngoài ra, có thể xuất hiện kèm theo viêm thừng tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, thậm chí xuất hiện ra tràn dịch màng tinh hoàn trong các trường hợp bệnh đã rất nặng.
Viêm tuyến nước bọt: Đặc thù của viêm tuyến nước bọt là sưng hai bên thường không đối xứng. Một vài bệnh nhân do tuyến nước bọt sưng lên rất to làm cằm, cổ bạnh ra gây biến dạng khuôn mặt. Da vùng tuyến nước bọt sưng, không đỏ, bóng, căng, tuy nhiên khi sờ vào sẽ thấy nóng và bệnh nhân rất đau. Một số người bệnh do đau nên khó ăn, khó nuốt, khó nhai. Thông thường sốt sẽ kéo dài trong khoảng 10 ngày, sau khi hết sốt thì triệu chứng sưng tuyến nước bọt sẽ giảm dần.
Viêm màng não: Là tình trạng nhiễm trùng của lớp màng và chất lỏng bao quanh não và tủy sống. Viêm màng não là một biến chứng hiếm gặp của bệnh quai bị nhưng có thể đe dọa tính mạng.
Viêm não: Viêm não cũng là một biến chứng ít gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm của bệnh quai bị.
Viêm tụy: Là một biến chứng của bệnh quai bị, gây sưng tuyến tụy.
Nghe kém: Đây cũng là một biến chứng của bệnh quai bị. Quai bị có thể gây ra mất thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn ở một hoặc cả hai tai.
Bệnh quai bị nên kiêng gì?
Sau 2 tuần khi phát hiện ra bệnh thì phải cách ly để tránh lây nhiễm. Đồng thời, kiêng gió, nước lạnh, uống nhiều nước, giữ gìn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để tránh khô miệng và để tránh vi khuẩn có môi trường phát triển thuận lợi, không nên vận động (khi có dấu hiệu tinh hoàn sưng và đau), vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không được tự ý dùng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi để đắp lên chỗ sưng để tránh nhiễm độc, nên đeo khẩu trang phòng tránh việc lây bệnh cho người khác.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.