Phát hiện bệnh trễ, hậu quả nặng
Viêm loét giác mạc là một bệnh lý nhiễm trùng. Giác mạc có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, amip và vi rút. Trong đó, viêm loét giác mạc do nấm khá nguy hiểm. Không phải bệnh nhân nào cũng được xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời.
Chị P.T.T. ngụ tại quận 8, TP.HCM là một nạn nhân của viêm loét giác mạc. Cách đây chưa lâu, mắt của chị có biểu hiện khó chịu, chảy nước. Tình trạng này ngày một gia tăng tới mức mắt chị đỏ lừ, đỏ nhiều nhất ở quanh tròng đen. Chị T. đi các phòng mạch khám, mua thuốc điều trị nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Tới lúc chị quyết định vào bệnh viện khám thì bác sĩ cho biết mắt bệnh nhân bị loét nặng nề, đường kính loét tới 4 mm, giác mạc bị đe doạ thủng. Để chẩn đoán bệnh nhân bị viêm loét giác mạc không khó, nhưng xác định đúng nguyên nhân và kết luận do nhiễm nấm thì cần được làm thêm một số xét nghiệm (nhuộm gram, soi tươi, nuôi cấy vi khuẩn, kháng sinh đồ). Trường hợp của chị T., do tới bệnh viện quá trễ nên mắt bị tổn thương trầm trọng, nhãn cầu khó bảo tổn, thị lực suy giảm đến mức chỉ đếm được ngón tay ở khoảng cách 3 m trở lại.
Triệu chứng nhận biết để đi khám kịp thời
Hiện nay, tỷ lệ viêm loét giác mạc do nấm ngày càng tăng và khó điều trị hơn do môi trường ô nhiễm, chế độ bảo hộ lao động kém. Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác như sử dụng kính tiếp xúc, sau phẫu thuật ở mắt. Đặc biệt, viêm loét giác mạc do nấm lại thường gặp ở các nước khí hậu nóng và ẩm, có liên quan đến các sang chấn giác mạc do đất, bụi, cành cây, lá cây… Việc điều trị bệnh lý này thường phải rất tích cực và kéo dài nhiều tháng. Sự thành công của việc điều trị phụ thuộc vào việc thanh toán được tác nhân gây bệnh, hạn chế được các biến chứng như hoại tử, thủng giác mạc và quan trọng nhất là phải bảo toàn được nhãn cầu. Khi bị viêm loét giác mạc, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau mắt dữ dội, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, mi mắt nhắm chặt, thị lực giảm, mắt đỏ… Người bị viêm loét giác mạc đôi khi còn xuất hiện đốm trắng to hay nhỏ ở bất cứ nơi nào trên giác mạc (thường ở trung tâm giác mạc), thậm chí thấy ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen.
Để điều trị viêm loét giác mạc do nấm, bệnh nhân cần tới bệnh viện sớm. Các bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp các loại thuốc kháng nấm, chống viêm, thuốc kháng sinh nhỏ mắt để phòng bội nhiễm. Khi viêm loét giác mạc đã ổn định, hết hoàn toàn thâm nhiễm trong nhu mô giác mạc, để giúp cho vết loét mau lành và bít lỗ thủng giác mạc, bệnh nhân có thể được phẫu thuật ghép màng ối nhiều lớp hoặc ghép giác mạc.
Cơ hội cho những bệnh nhân viêm loét giác mạc Chỉ trong 2 ngày 17 và 18.3.2017, nữ bác sĩ cấp cao Ti Seng Ei, khoa Giác mạc và Bệnh lý bề mặt nhãn cầu, thuộc Trung tâm Mắt quốc gia Singapore (SNEC) sẽ trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân tại khoa Mắt - Bệnh viện FV. Bác sĩ Ti Seng Ei chuyên điều trị bệnh nhân là người lớn, có bệnh lý viêm giác mạc và viêm kết giác mạc dị ứng. Bác sĩ Ti Seng Ei được giới nhãn khoa đánh giá cao trong việc sử dụng kỹ thuật phẫu thuật ghép màng ối để điều trị các bệnh viêm giác mạc, viêm giác mạc tái phát nhiều lần do vi rút Herpes Simplex, viêm kết giác mạc dị ứng hoặc những bệnh nhân đeo kính áp tròng có hội chứng suy giảm tế bào nguồn biểu mô giác mạc. Bác sĩ Ti Seng Ei tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành nhãn khoa - Đại học quốc gia Singapore trước khi được đào tạo trở thành bác sĩ chuyên khoa giác mạc và bề mặt nhãn cầu tại Trung tâm Mắt quốc gia Singapore. Bà cũng có thời gian thực tập và làm việc tại Viện mắt Bascom Palmer, Miami, Mỹ. Đam mê và cũng là chuyên môn chính của bà là nghiên cứu và xử lý điều trị các bệnh lý về giác mạc khó, phức tạp, đặc biệt là kỹ thuật ứng dụng phẫu thuật ghép màng ối. Nữ bác sĩ cũng có nhiều năm kinh nghiệm trong phẫu thuật cấy ghép giác mạc, nhận được nhiều giải thưởng cho những đóng góp trong nghiên cứu và điều trị về bệnh lý giác mạc. |
Liên hệ:
Khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ - Bệnh viện FV Điện thoại: 08.54113333, máy nhánh 2000 Địa chỉ: Tầng trệt, tòa nhà V, Bệnh viện FV, 6 Nguyễn Lương Bằng, Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM |
Bình luận (0)