Việt Nam xếp thứ 23 trên tổng số 106 quốc gia được Global Firepower bình chọn. Iran xếp thứ 22 và Thái Lan xếp hạng 24.
Global Firepower tạo ra bảng xếp hạng nói trên dựa vào nhiều tiêu chí, chẳng hạn như nhân lực hiện hữu, lực lượng lao động và trữ lượng tài nguyên khoáng sản, nhưng không tính kèm năng lực hạt nhân vì cho rằng điều này sẽ làm phá sản mục đích của việc so sánh sức mạnh quân sự giữa các nước.
Sau đây là danh sách 11 lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất thế giới trong năm 2014, theo bình chọn của Global Firepower:
1. Mỹ
|
Ngân sách quốc phòng trong năm tài khóa 2014 của Mỹ đạt mức 612 tỉ USD, tức nhiều nhất thế giới, theo trang tin Business Insider (Mỹ).
Lợi thế quân sự lớn nhất của Mỹ (không tính vũ khí hạt nhân) chính là hạm đội 19 tàu sân bay. Con số này lớn hơn so với số lượng 12 chiếc của những nước còn lại trên toàn cầu. Các tàu sân bay “khủng” của Mỹ cho phép quân đội nước này tạo ra các căn cứ nổi tại bất kỳ đầu trên thế giới, Business Insider bình luận.
Ngoài ra, Mỹ hiện tại cũng là quốc gia có số lượng máy bay đông đảo nhất thế giới, cùng với những công nghệ quân sự tối tân như súng bắn điện từ và lực lượng binh sĩ hùng hậu được huấn luyện cực tốt. Đó là chưa kể cường quốc này sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.
2. Nga
|
Business Insider đánh giá sức mạnh quân sự Nga đang gia tăng trở lại 2 thập kỷ sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Ngân sách quốc phòng của nước này đã tăng gần 1/3 tính từ năm 2008 cho đến nay và dự kiến sẽ tăng thêm 44% trong vòng 3 năm tới, theo số liệu của trang tin Mỹ. Chi tiêu quốc phòng Nga hiện ở mức 76,6 tỉ USD.
Nga hiện có 766.000 quân nhân tại ngũ, cùng một lực lượng dự bị lên đến 2.485.000 người. Ngoài ra, Nga đang sở hữu một lượng xe tăng nhiều nhất thế giới, với 15.500 chiếc, theo thống kê của Global Firepower.
3. Trung Quốc
|
Global Firepower cho biết Trung Quốc chi 126 tỉ USD cho quốc phòng trong năm 2014, nhưng nhiều nguồn tin không chính thức khẳng định con số thực tế có thể cao hơn. Quân đội Trung Quốc hiện có 2.285.000 quân nhân tại ngũ, với 2.300.000 lính dự bị.
4. ́n Độ
|
Theo ước tính của Global Firepower, ngân sách quốc phòng ́n Độ hiện chỉ ở mức 46 tỉ USD, nhưng dự kiến cường quốc châu Á này sẽ chi mạnh tay hơn trong thời gian tới nhằm hiện đại hóa quân đội.
́n Độ là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Nước này đã chế tạo thành công loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn bao phủ toàn bộ Pakistan và phần lớn Trung Quốc, 2 quốc gia láng giềng đang có tranh chấp lãnh thổ với New Dehli.
5. Anh
|
Anh dự tính sẽ giảm 20% quy mô của lực lượng vũ trang từ năm 2010 đến năm 2018. Hiện ngân sách dành cho quốc phòng của Xứ sở Sương Mù là 54 tỉ USD.
Tuy nhiên, bất chấp việc cắt giảm, Anh vẫn có khả năng triển khai quân đội trên khắp thế giới. Hải quân Hoàng gia Anh sắp có được sự phục vụ của siêu tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, được xem là chiến hạm lớn nhất và là lớp tàu sân bay mới nhất của lực lượng này, vào năm 2020.
6. Pháp
|
Pháp đã cắt giảm hiệu quả ngân sách quốc phòng trong năm 2013 để dành dụm tiền mua các trang thiết bị công nghệ cao. Nước này chi khoảng 43 tỉ USD/năm cho quân đội.
Mặc dù cắt giảm chi tiêu quốc phòng, nhưng cũng như Anh, Pháp vẫn đủ khả năng triển khai quân đội ra khắp thế giới. Nước này đã điều động một lực lượng hùng hậu đến Cộng hòa Trung Phi, Chad, Mali và Senegal.
7. Đức
|
Với ngân sách quốc phòng ở mức 45 tỉ USD/năm, Đức xếp thứ 8 trong số các quốc gia chi tiêu quốc phòng nhiều nhất trên thế giới, theo thống kê của Global Firepower.
Sau Thế chiến thứ 2, người dân Đức có xu hướng chống chiến tranh và quân đội Đức bị giới hạn ở vai trò là lực lượng phòng vệ, nhưng gần đây Đức đang đóng một vai trò tích cực trên trường quốc tế.
Berlin đang cân nhắc hỗ trợ quân sự cho các thành viên khối NATO ở Đông u trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine vẫn tiếp tục kéo dài. Đức hiện có 183.000 binh sĩ tại ngũ, cùng 145.000 lính dự bị, theo thống kê của Global Firepower.
8. Thổ Nhĩ Kỳ
|
Do nội chiến tại quốc gia láng giềng Syria vẫn âm ỉ và nguy cơ đụng độ với các tổ chức ly khai người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã tăng ngân sách quốc phòng thêm 9,4% trong năm 2014. Chi tiêu quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ hiện ở mức 18,2 tỉ USD.
Quốc gia thành viên NATO này đã điều động binh sĩ tham gia nhiều chiến dịch trên thế giới. Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã tham dự các chiến dịch của NATO ở Afghanistan.
9. Hàn Quốc
|
Ngân sách quốc phòng của Hàn Quốc đạt mức 34 tỉ USD và nước này được cho đã chi đậm hơn cho quân đội vì lo ngại sự gia tăng sức mạnh quân sự của Nhật, Trung Quốc, cũng như trước những lời đe dọa từ CHDCND Triều Tiên.
Hàn Quốc hiện có 640.000 binh sĩ tại ngũ và 2.900.000 lính dự bị, theo thống kê của Global Firepower. Ngoài ra, nước này có có 2.346 xe tăng và 1.393 máy bay.
Global Firepower đánh giá binh sĩ Hàn Quốc nhìn chung là được huấn luyện tốt và đã thường xuyên tập trận chung với Mỹ. Hàn Quốc còn có lực lượng không quân lớn thứ 6 thế giới.
10. Nhật Bản
|
Nhật Bản đã tăng chi tiêu quốc phòng lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua do quan ngại trước sự gia tăng khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Nhật đã chi 49,1 tỉ USD cho quốc phòng trong năm 2014.
Global Firepower đánh giá quân đội Nhật được trang bị khá tốt. Đảo quốc này hiện có 247.000 binh sĩ tại ngũ và 57.900 lính dự bị. Lực lượng này được 1.595 máy bay và 131 tàu thuyền yểm trợ.
11. Israel
|
Ngân sách quốc phòng Israel hiện ở mức 15 tỉ USD và chủ yếu tập trung cho các công nghệ phòng thủ. Một trong những thành tựu hàng đầu về công nghệ này của quân đội Israel chính là hệ thống đánh chặn tên lửa tối tân Vòm Sắt. Sắp tới Israel đang nhắm đến thay thế Vòm Sắt bằng một lá chắn phòng thủ laser mang tên Tia Sắt.
Hoàng Uy
>> 10 quân đội hùng mạnh nhất thế giới
>> Business Insider: Việt Nam đứng thứ 23/35 quân đội hùng mạnh nhất thế giới
>> Những chiến hạm oai dũng trên biển Đông của Hải quân Việt Nam
>> Quân đội Việt Nam, Philippines giao lưu thể thao tại Trường Sa
Bình luận (0)