Dấu mốc ý nghĩa với IMF

27/09/2019 10:00 GMT+7

Việc bà Kristalina Georgieva (người Bulgaria) được EU đề cử vào vị trí quyền lực hàng đầu của IMF cho thấy 3 điều đáng chú ý.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa bầu bà Kristalina Georgieva (người Bulgaria) làm giám đốc điều hành mới, thay thế bà Christine Lagarde (người Pháp) sau khi người này được EU chọn làm thống đốc mới của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Theo luật lệ bất thành văn trong IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), Giám đốc điều hành IMF luôn là người châu Âu còn thống đốc WB luôn là người Mỹ. Vì thế bây giờ một người châu Âu đứng đầu IMF không phải đặc biệt và bất ngờ.
Dù vậy, việc bà Georgieva được phía EU đề cử đứng đầu IMF vẫn là dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt với IMF. Xưa nay, chỉ có những người từ các nước được coi là công nghiệp phát triển ở châu Âu mới được đề cử, trong khi Bulgaria thậm chí còn chưa “xếp cùng hàng” với các nền kinh tế mới nổi trong G20. Trước khi đến IMF, bà Georgieva ở vị trí thứ 2 trong trật tự quyền lực của WB. Điều này có giá trị như một chứng chỉ xác nhận năng lực chuyên môn của bà Georgieva.
Bởi thế, việc bà Georgieva được EU đề cử vào vị trí quyền lực hàng đầu của IMF cho thấy 3 điều đáng chú ý. Thứ nhất, vai trò và ảnh hưởng của các nước công nghiệp phát triển trong IMF không còn như trước và đang suy giảm. Điều này cũng hiện hữu trong nhiều tổ chức và thể chế đa phương khác. Thứ hai, giữa các thành viên IMF đang có sự chuyển biến rất mạnh mẽ và sâu sắc tương quan lực lượng và cục diện quan hệ với tác động và hệ lụy đối với IMF theo hướng buộc IMF không thể lảng tránh những cuộc cải tổ cần thiết về tổ chức, định hướng và ưu tiên hoạt động. Thứ ba, cái lệ bất thành văn kia xem ra trong thực chất bắt đầu có nội hàm mới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.