Đôi bên lợi nhiều bề

04/10/2017 22:36 GMT+7

Từ cuối tuần qua, ngoài từ Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên có được thêm nguồn cung cấp dịch vụ internet từ Nga, thông qua Hãng TransTelecom.

Theo hãng nghiên cứu về internet Dyn Research, kênh tải internet mới này sẽ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu lưu chuyển dữ liệu của Triều Tiên ở trong nước và với thế giới bên ngoài.
Trong tình cảnh Triều Tiên bị tăng cường bao vây, cấm vận, cô lập và trừng phạt, việc này có ý nghĩa và tác dụng thực tế vô cùng to lớn và quan trọng.
Với nguồn cung ứng internet mới này, Triều Tiên tăng cường được đáng kể tiềm lực khai thác mạng internet phục vụ cho cả an ninh lẫn kinh tế, đối ngoại lẫn đối nội, lại còn có thể giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc và có được bằng chứng là vẫn có đối tác để hợp tác chứ không phải hoàn toàn bị cô lập.
Tác động chính trị và tâm lý của điều này không hề nhỏ đối với Triều Tiên và các đối thủ của Triều Tiên.
Việc này diễn ra ngay sau khi Trung Quốc quyết định ngừng hoạt động các công ty của Triều Tiên và liên doanh giữa hai nước hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc, nên khó có thể xua tan được mọi ngờ vực rằng Trung Quốc và Nga đã phân vai diễn trong cùng vở kịch.

tin liên quan

Nguy cơ xung đột lớn tại bán đảo Triều Tiên
Ngày 1.9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo bán đảo Triều Tiên đang ở bên bờ vực “xung đột lớn” và kêu gọi giải quyết khủng hoảng thông qua đối thoại trực tiếp.
Nga cũng được lợi nhiều bề như Triều Tiên. Chiêu này đơn giản vậy thôi nhưng tác dụng tranh thủ và lôi kéo Triều Tiên lại đặc biệt công hiệu.
Giúp Triều Tiên mà không trái với những biện pháp trừng phạt của LHQ, bên cạnh lợi ích kinh tế và thương mại, Nga còn tăng thế của mình trong quan hệ với Mỹ khiến Mỹ khi xử lý quan hệ với Triều Tiên phải dựa cậy nhiều hơn vào Nga. Ngoài ra, Nga làm thế còn giúp Trung Quốc bớt khó xử khi buộc phải gia tăng áp lực đối với Triều Tiên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.