G7 sẽ cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

26/05/2016 21:28 GMT+7

Lãnh đạo các nước G7 ngày 26.5 nhất trí về việc cần phải gửi một thông điệp cứng rắn cho Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Trong khi đó, Bắc Kinh cảnh báo Nhật Bản và G7 chớ “thổi phồng” vấn đề này.

"Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chủ trì cuộc thảo luận về tình hình hiện tại ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Các lãnh đạo G7 cho biết G7 cần đưa ra một thông điệp cứng rắn”, Phó chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hiroshige Seko cho biết, theo Reuters.
Trong buổi họp báo sau đó trong ngày 26.5, Thủ tướng Abe cho biết Nhật Bản hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc và lặp lại quan điểm của Tokyo là phản đối những hành động dùng vũ lực làm thay đổi nguyên trạng và đề nghị thượng tôn pháp luật. Những quan điểm mà ông Abe đưa ra dự kiến sẽ được nêu trong bản tuyên bố chung sau khi kết thúc thượng đỉnh G7.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho hay vấn đề Biển Đông không liên quan gì đến G7. “Trung Quốc phản đối bất kỳ quốc gia nào thổi phồng vấn đề Biển Đông vì lợi ích riêng”, bà Hoa nói.
Trước đó, cũng trong ngày 26.5, Tân Hoa xã cảnh báo các nước G7 chớ nên “can dự” vào tranh chấp Biển Đông.
Các lãnh đạo G7 gặp gỡ trước thềm thượng đỉnh G7 Reuters
Bài xã luận của Tân Hoa xã còn cáo buộc Nhật Bản “thổi phồng vấn đề Biển Đông” và “lợi dụng thượng đỉnh G7 để thu hút thêm nhiều đồng minh nhằm cô lập Trung Quốc”.
Cả Washington và Tokyo đều cáo buộc Bắc Kinh làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25.5 cũng đã yêu cầu Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, đồng thời tái khẳng định rằng Mỹ quan ngại về tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Ngay khi đến Nhật Bản dự thượng đỉnh G7, Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã cảnh báo Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của tòa án quốc tế về đơn kiện của Philippines.

tin liên quan

G7 tìm cách vực dậy nền kinh tế toàn cầu
Lãnh đạo của bảy nước có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới vừa tề tựu về Nhật Bản trong Hội nghị Thượng đỉnh G7. Ngày đầu tiên, kinh tế là vấn đề được tập trung thảo luận.
Philippines hồi năm 2013 đã đệ đơn kiện lên Tòa trọng tài thường trực (PCA, trụ sở tại The Hague, Hà Lan), phản đối những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông. Bắc Kinh từ chối tham gia các phiên phân xử. PCA dự kiến sẽ đưa ra phán quyết vào tháng 6.2016.
Nền kinh tế toàn cầu phủ bóng nghị trình thượng đỉnh năm nay và các lãnh đạo G7 bày tỏ quan ngại về những nền kinh tế mới nổi. Thủ tưởng Abe đã so sánh tình hình kinh tế toàn cầu hiện tại với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Dù vậy, không phải tất cả lãnh đạo G7 đồng thuận với quan điểm của ông Abe.
Các lãnh đạo G7 bày tỏ rằng những nền kinh tế mới nổi đang lâm vào tình hình nghiêm trọng, nhưng cũng có những quan điểm cho rằng tình hình kinh tế hiện tại của những nền kinh tế mới không bị khủng hoảng”, ông Seko cho hay. Nhóm G7 bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.