Quốc hội Anh nghiêng về phía không 'cấm cửa' tỉ phú Donald Trump

19/01/2016 16:12 GMT+7

Các dân biểu Anh gọi ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump là "kẻ ngốc”, là “ông hề”, là “kẻ mị dân”, kẻ gây nguy hiểm cho công chúng. Nhưng Quốc hội Anh đã nghiêng về phía không cấm ông Trump vào Anh.

Các dân biểu Anh gọi ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump là "kẻ ngốc”, là “ông hề”, là “kẻ mị dân”, kẻ gây nguy hiểm cho công chúng. Nhưng Quốc hội Anh đã nghiêng về phía không cấm ông Trump vào Anh.

Ông Donald Trump "sở hữu" một loạt phát ngôn khiến cộng đồng nổi giận - Ảnh: ReutersÔng Donald Trump "sở hữu" một loạt phát ngôn khiến cộng đồng nổi giận - Ảnh: Reuters
Sau phiên tranh luận kéo dài 3 giờ đồng hồ hôm 18.1, “không cấm” là khuynh hướng của các dân biểu Anh mặc dù người ta không nghe thấy một tiếng bênh vực nào với chính trị gia chuyên phát ngôn gây sốc này. Các ông nghị, bà nghị nước Anh đã tìm đủ ngôn từ “xấu xí” nhất để mô tả ông tỉ phú đang muốn ngấp nghé cái ghế tổng thống Mỹ. Chẳng hạn dân biểu Tulip Siddiq gọi ông Trump là “một gã độc hại, ăn mòn” làm kích động căng thẳng giữa các cộng đồng.
Dân biểu Jack Dromey thì tuyên bố: “Trong cuộc khủng hoảng căng thẳng hiện nay, IS cần Donald Trump và Donald Trump cần IS… Ông ấy cứ tha hồ làm một kẻ ngốc. Nhưng ông ấy không thể tự do làm một kẻ ngốc nguy hiểm trên đất nước chúng ta”.
Nhưng cũng có những tiếng nói khác, dẫu không bênh vực ông Trump nhưng không đồng tình việc cấm ông này vào Anh. Báo New York Times dẫn lời bà Naz Shah, một dân biểu ở Bradford West - nơi có cộng đồng người Hồi giáo đông đúc - gọi ông Trump là kẻ mị dân “cố làm thỏa mãn nỗi sợ hãi của mọi người” nhưng đồng thời tuyên bố bà muốn mời ông Trump đến khu vực của bà mà ăn cà ri.
Các dân biểu Anh trong phiên tranh luận hôm 18.1 - Ảnh: AFP
Hay dân biểu Paul Flynn cũng nói rằng thay vì cấm ông Trump vào nước Anh, hãy mời ông ta đến và yêu cầu ông thử tìm xem có “khu vực bất khả xâm phạm” nào hay không.
Được biết trước đó, ông Trump từng khiến dân Anh nổi giận khi tuyên bố rằng tại London và nhiều nơi khác ở Anh tồn tại những khu vực cực đoan đến độ cảnh sát cũng không dám bén mảng vào.
Đây là chỉ là một trong vô vàn tuyên bố gây sốc của chính trị gia tỉ phú, trong đó đỉnh điểm là tuyên bố nước Mỹ nên cấm cửa người Hồi giáo, khiến dân Anh nổi giận kiến nghị cấm cửa ông Trump vào Anh. Lá thư kiến nghị đã được 570.000 người Anh ký tên vào, dẫn tới buổi tranh luận kể trên của Quốc hội nước này.
Thực ra thì Quốc hội Anh không nắm quyền cấm hay không cấm ông Trump. Kết quả buổi tranh luận không hề có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý. Chính vì vậy mà không có một cuộc bỏ phiếu nào được tiến hành. Quyền đó nằm trong tay Bộ trưởng Nội vụ nước Anh, bà Theresa May. Bà có thể cấm một ai đó bước vào Anh dựa trên tiêu chí không tốt cho lợi ích công. Chính quyền Anh từng tuyên bố rằng quyền cấm cửa đó “rất nghiêm trọng và sẽ không được dùng đến một cách tùy tiện”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.