Triều Tiên tăng cường giám sát điện thoại của người dân

09/03/2016 19:00 GMT+7

Triều Tiên đang siết chặt giám sát việc sử dụng điện thoại của người dân, buộc nhiều người phải vượt biên mua điện thoại Trung Quốc để gửi về nước. Nếu bị phát hiện gọi sang Hàn Quốc hoặc Mỹ, họ sẽ bị bỏ tù.

Triều Tiên đang siết chặt giám sát việc sử dụng điện thoại của người dân, buộc nhiều người phải vượt biên mua điện thoại Trung Quốc để gửi về nước. Nếu bị phát hiện gọi sang Hàn Quốc hoặc Mỹ, họ sẽ bị bỏ tù.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một chuyến thị sát xưởng sản xuất điện thoại trong nước - Ảnh: ReutersLãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một chuyến thị sát xưởng sản xuất điện thoại trong nước - Ảnh: Reuters
Hãng tin Bloomberg ngày 9.3 dẫn một báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng chính quyền Triều Tiên đang ngăn người dân khỏi các thông tin từ thế giới bên ngoài, từ đó khiến người dân không nhận thức được sự vi phạm nhân quyền trong nước.
Hiện có hơn 3 triệu thuê bao điện thoại được đăng ký tại Triều Tiên. Tuy nhiên, báo cáo của Ân xá Quốc tế viết rằng thay vì cho phép người sử dụng truy cập thoải mái vào các công nghệ, chính quyền Triều Tiên đã tìm cách giữ sự độc quyền tuyệt đối đối với các mạng viễn thông và luồng thông tin.
Một số người Triều Tiên phải sử dụng điện thoại Trung Quốc mua từ chợ đen để gọi ra nước ngoài. Nhiều người sau khi trốn ra nước ngoài, nếu muốn liên lạc với gia đình tại Triều Tiên thì phải mua điện thoại rồi hối lộ cho lính biên phòng để giao điện thoại cho người nhà. Do chính quyền đang gia tăng chiến dịch truy quét nên chi phí cho mỗi lần hối lộ tăng đến 500 USD.
Một cô gái tên So-kyung (17 tuổi) nói với Tổ chức Ân xá Quốc tế là chi phí hối lộ tăng “vì việc giám sát đã được tăng cường nên lính biên phòng dễ bị phát hiện”. Ân xá Quốc tế cho biết đã phỏng vấn 17 người Triều Tiên đã trốn ra nước ngoài trong thời gian gần đây.
Những người bị phát hiện sử dụng điện thoại để gọi đi các nước bị coi là kẻ thù như Hàn Quốc, Mỹ thì sẽ bị phạt tù. “Nặng thì bị đưa vào trại tù chính trị và có thể bị giam nhiều năm, nhẹ thì đưa đi cải tạo và có thể ngồi tù 1-2 năm”, cô So-kyung nói.
Bên cạnh đó, việc truy cập internet còn bị kiểm soát gắt gao hơn. Hầu hết người dân Triều Tiên không được phép truy cập internet. Ngoài ra, các phim truyền hình sản xuất ở nước ngoài bị coi là hàng lậu. Một phụ nữ Triều Tiên cho hay đã buộc phải hối lộ chính quyền sau khi con gái bà bị phát hiện xem phim Nhật trên điện thoại. Khi lực lượng chức năng lùng sục các nhà dân, họ thường ngắt nguồn điện trước tiên để người dân không thể lấy băng đĩa ra khỏi đầu máy DVD.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.