Theo Reuters ngày 30.6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi sáng cùng ngày đã phát đi một thông cáo dài, khẳng định Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ giải quyết tranh chấp nào từ bên thứ ba và không chấp nhận bất kỳ giải quyết tranh chấp nào có tính ép buộc Trung Quốc.
Ông Hồng Lỗi nói: “Tôi một lần nữa nhấn mạnh rằng tòa trọng tài không có thẩm quyền trong trường hợp này và với các vấn đề có liên quan, và toà không nên xét xử hoặc đưa ra quyết định".
Trung Quốc còn cáo buộc cách tiếp cận đơn phương của Philippines là coi thường luật pháp quốc tế.
Tại Manila, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Philippines "hoàn toàn tôn trọng" phán quyết của tòa trọng tài quốc tế (PCA) và hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ làm điều tương tự.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Anna Richey-Allen cũng khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với phiên tòa: "Chúng tôi ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm cả việc sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế như trọng tài".
Philippines khởi kiện lên PCA, có trụ sở ở The Hague, vào tháng 1.2013 sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough. Bắc Kinh không tham gia vụ kiện và tuyên bố sẽ không công nhận phán quyết của PCA. Trong khi đó, phần lớn dư luận quốc tế, bao gồm cả những bên không tham gia tranh chấp ở Biển Đông, đều khẳng định phán quyết của tòa phải được tôn trọng.
Theo Reuters, Mỹ quan ngại Trung Quốc có thể tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, như nước này từng làm ở biển Hoa Đông năm 2013, để trả đũa phán quyết PCA, đồng thời tiếp tục xây đường băng, cơ sở quân sự và đưa khí tài quân sự ra những đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông.
tin liên quan
'Kịch bản' Biển Đông sau phán quyết vụ Philippines kiện Trung QuốcTòa án quốc tế sẽ ra phán quyết chống lại Trung Quốc trong vụ Philippines kiện phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh nuốt trọn gần cả Biển Đông, theo nhận định của các chuyên gia.
Bình luận (0)