Theo báo cáo ban đầu của UBND tỉnh Quảng Bình, toàn tỉnh có 2 người chết, 10 người bị thương, 49.155 ngôi nhà tốc mái, 1.500 nhà bị ngập, 15.000 ha rừng trồng và 6.000 ha cây lâu năm bị gãy đổ. Ước tính thiệt hại 3.400 tỉ đồng.
|
Về rừng trồng kinh tế, thiệt hại lớn xảy ra tại các huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch… Tại H.Bố Trạch, ngoài rừng trồng còn có rất nhiều diện tích cây cao su đang khai thác bị thiệt hại; toàn huyện có gần 7.000 ha, ước tính thiệt hại hơn 70% diện tích. Trong đó tập trung vào các địa phương như thị trấn Nông trường Việt Trung, các xã: Phú Định, Tây Trạch.
|
Chúng tôi đến các địa bàn trên ngay sau khi cơn bão đi qua, đâu đâu cảnh cây cối ngã đổ tứ tung hai bên đường. Thê thảm nhất là những vườn cây cao su trải dài không còn nguyên vẹn.
Chị Nguyễn Thị Hà (xã Phú Định) có vườn cao su diện tích gần 2 ha với khoảng 1.000 cây, sau khi bão đi qua, tất cả gần nhưng gãy đổ hoàn toàn. Chị Hà nói trong chua xót: “Năm nay giá cao su hơi đắt đắt tí, vừa mừng thì nay rơi vào cảnh trắng tay”.
tin liên quan
Vùng biển Thanh Hóa tan hoang, nhiều bản miền núi bị cô lập sau bão số 10Ông Lê Văn Khuyến, Bí thư Đảng ủy xã Phú Định cho hay, toàn xã có 200 ha cao su bị tàn phá.
|
Phải mất nhiều năm trồng thì cây cao su mới đến kỳ khai thác mủ, khi vừa khai thác thì đã gặp đại họa, gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của người dân và đời sống của họ.
Tại thôn Quyết Tiến, thị trấn Nông trường Việt Trung, vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Thành và chị Trần Thị Ánh Ngọc có 3 ha đang khai thác cũng bị gãy đổ gần 80%. Hiện anh chị chưa biết lấy gì để bù đắp vào khoản chi phí lớn bỏ ra bao nhiêu năm qua và trang trải cuộc sống.
Đà Nẵng: Âu thuyền Thọ Quang quá tải
Ngày 16.9, Sở NN-PTNT TP.Đà Nẵng cho hay âu thuyền Thọ Quang đang quá tải trước lượng tàu đổ về trú tránh bão số 10.
Tính đến chiều tối 15.9, âu thuyền chứa 1.087 tàu cá, gấp đôi công suất cho phép của âu thuyền. Trong đó tỉnh Quảng Ngãi nhiều nhất với 456 tàu, Đà Nẵng có 424 tàu, còn lại tàu các địa phương khác.
Căng thẳng nhất là từ rạng sáng 15.9, hàng trăm tàu đổ dồn vào âu thuyền để kịp chạy bão, số lượng đăng ký cập cảng vượt quá sức tải của cả 3 cầu cảng tại âu thuyền.
Trước tình trạng trên, BQL Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đã huy động thêm lực lượng hướng dẫn, sắp xếp lại các vị trí neo đậu để tăng thêm sức chứa.
Tuy nhiên do quá tải nên BQL yêu cầu các tàu phải chủ động tự gia cố, thực hiện nghiêm PCCC để tránh cháy nổ dây chuyền do các tàu đậu sát nhau.
Tình trạng âu thuyền Thọ Quang quá tải đã được cảnh báo nhiều năm qua tuy nhiên đây lại là nơi trú ẩn an toàn duy nhất của Đà Nẵng, nơi tập trung rất nhiều tàu cá ngoại tỉnh, trong khi dự án xây dựng âu thuyền thành cảng cá động lực miền Trung hiện vẫn chưa được triển khai.
Nguyễn Tú
|
Bình luận (0)