Bệnh nhân tâm thần cưa song sắt trốn: Chưa quản lý chặt quá trình thăm nuôi

28/11/2015 09:00 GMT+7

Sợ người nhà bệnh nhân phản ứng, thậm chí đe dọa nhân viên nên đôi khi nhân viên dễ dãi bỏ qua, tạo điều kiện cho việc tuồn cưa sắt vào bên trong.

Sợ người nhà bệnh nhân phản ứng, thậm chí đe dọa nhân viên nên đôi khi nhân viên dễ dãi bỏ qua, tạo điều kiện cho việc tuồn cưa sắt vào bên trong.

Bệnh nhân Võ Văn ÚtBệnh nhân Võ Văn Út
Ngày 27.11, trả lời câu hỏi của Thanh Niên về trách nhiệm trong vụ 3 bệnh nhân (BN) tâm thần cưa song sắt bỏ trốn, bác sĩ (BS) Bùi Thế Hùng, Phó viện trưởng Viện Pháp y tâm thần T.Ư - Phân viện phía nam (Bộ Y tế), thừa nhận viện đã chưa quản lý chặt chẽ quá trình thăm nuôi.
Theo BS Hùng, nguyên nhân khách quan do cơ sở của viện cũ kỹ và xuống cấp, không có khu vực dành riêng cho người thân thăm nuôi mà sử dụng tạm không gian ngăn cách khu giam giữ với bên ngoài để cho người thân gặp mặt nên rất khó kiểm soát; nguyên nhân chủ quan là do lỗi của ca trực.
Theo quy định, trước khi vào thăm nuôi, nhân viên ca trực phải kiểm tra kỹ toàn bộ đồ dùng người nhà mang vào và xem họ có cất giấu vật dụng thuộc diện cấm hay không. Tuy nhiên do tâm lý ngại đụng chạm, sợ người nhà BN phản ứng, vì thực tế đã xảy ra nhiều vụ thân nhân phản ứng, chửi bới, thậm chí đe dọa đánh đập nhân viên nên đôi khi nhân viên dễ dãi bỏ qua, tạo điều kiện cho việc tuồn cưa sắt vào bên trong.
“Qua vụ việc trên, chúng tôi đã chấn chỉnh lại đội ngũ, siết chặt quy trình thăm nuôi… để ngăn ngừa các vụ bỏ trốn tương tự”, BS Hùng nói.
Sau vụ 3 đối tượng phạm pháp hình sự đang điều trị bệnh tâm thần bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần T.Ư Phân viện phía nam (Bộ Y tế) cưa song sắt bỏ trốn, ô cửa thông gió, nơi bệnh nhân thoát ra ngoài, đã được bịt kín - Ảnh: Lê Lâm
Tội càng nặng càng muốn bỏ trốn
Theo BS Nguyễn Thế Hùng, Viện Pháp y tâm thần T.Ư - Phân viện phía nam hiện quản lý 450 BN đang điều trị gồm bốn dạng khác nhau: tù nhân đang thi hành án bị bệnh tâm thần (khi điều trị ổn thì về lại trại thụ án); bị tâm thần trong lúc gây án, bị đình chỉ điều tra đưa vào viện điều trị vô thời hạn (khi điều trị ổn định bảo đảm ra xã hội không tái phạm nữa thì mới cho ra); phạm tội trong lúc đủ năng lực chịu trách nhiệm hành vi, bị tạm đình chỉ điều tra do mắc bệnh tâm thần (đối tượng này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi hết bệnh); BN tâm thần không vi phạm pháp luật (được người nhà tin tưởng đưa vào điều trị).
“Thường thì những đối tượng liên quan đến ma túy, hoặc tội hình sự nặng thì càng bỏ trốn với điều kiện là những BN này đã điều trị tạm ổn, tỉnh táo. Khi bỏ trốn nếu bị các BN cùng phòng biết được thì các đối tượng này lôi kéo theo luôn”, BS Hùng nói.
Về quy trình giám định và tiếp nhận BN, BS Hùng cho biết trong quá trình điều tra, cơ quan công an nếu nhận thấy đối tượng bị tâm thần thì đưa vào viện giám định. Nếu kết luận đối tượng có bệnh sẽ để lại viện điều trị bắt buộc. Khi cơ quan công an đã bàn giao đối tượng thì viện chịu trách nhiệm quản lý BN trong quá trình điều trị. Khi BN hết bệnh, bình thường trở lại thì viện sẽ báo cho cơ quan công an trưng cầu giám định sau điều trị, đưa trở lại trại giam để phục vụ công tác điều tra.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.