Không có vàng
Sáng nay 26.4, ông Trần Xuân Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Nam, cho biết vừa kết thúc cuộc thẩm tra, xác minh vụ Bí thư Huyện ủy Tây Giang đào hầm rượu trong núi. Ban thường vụ Tỉnh ủy cũng yêu cầu chủ nhân lấp bịt 2 miệng hầm để đảm bảo an toàn.
Kiểm tra 'hầm rượu đào trong núi' của một bí thư huyện ủy
Ông Phan Việt Cường, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam khẳng định sẽ lập đoàn kiểm tra và chỉ đạo các ngành liên quan đề xuất biện pháp xử lý.
Ông Bh’riu Liếc, Bí thư huyện ủy Tây Giang, cũng bị yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất và trách nhiệm của đảng viên.
Theo ông Trần Xuân Vinh, qua đối chiếu, nhận thấy các điều khoản của Luật Xây dựng chỉ điều chỉnh đối với các công trình ngầm ở đô thị và vùng ven đô thị. Trong khi đó, đến thời điểm thẩm tra, ông Liếc mới tác động vào đất, chưa thấy có sử dụng vật liệu xây dựng. Vì vậy, chưa đủ cơ sở khẳng định đường hầm này là công trình xây dựng nên không thuộc danh mục công trình xây dựng phải xin giấy phép (theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003, Luật Xây dựng năm 2014).
Đối với nghi vấn liên quan đến tài nguyên khoáng sản và môi trường, đoàn kiểm tra của Tỉnh ủy cũng xác định rõ cấu tạo địa chất khu vực này “không thể có vàng”.
Bí thư huyện đào hầm rượu xuyên núi: ‘Họ cứ xoáy qua chuyện vàng'
Bị nghi ngờ đào vàng trá trình, Bí thư Huyện ủy Tây Giang (Quảng Nam) sẽ phá bỏ “hầm rượu” mà gia đình ông túc tắc đào trong núi suốt 8 năm nay.
Tuy nhiên, nếu đối chiếu các quy định về an toàn lao động, việc đào hầm của ông Liếc không đảm bảo an toàn, cần đề phòng những trường hợp bất khả kháng gây sụt lở.
“Anh Liếc có sự chủ quan trong chuyện đào hầm khi không trao đổi, tham vấn các cơ quan chuyên môn, cần phải rút kinh nghiệm. Mục đích đào hầm liên quan đến việc bảo tồn nghề nấu rượu truyền thống là đáng quý, nhưng cách làm phải đảm bảo quy định và an toàn, tạo được sự đồng thuận”, ông Trần Xuân Vinh nói với PV Thanh Niên.
Ông Nguyễn Chín, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam, cũng cho biết sau khi họp phân tích, Ban thường vụ Tỉnh ủy nhận thấy không có căn cứ và cơ sở để khẳng định ông Bh’riu Liếc đào hầm lấy vàng, nhưng có thiếu sót, khuyết điểm ở khía cạnh quản lý sử dụng đất.
Cụ thể, gia đình ông Liếc nhận chuyển nhượng đất, sử dụng đất từ năm 2005 đến nay (hầm được đào trong phạm vi chuyển nhượng) nhưng chưa thực hiện kê khai, đăng ký đất đai theo quy định.
Muốn tiếp tục làm hầm rượu, phải xin phép
Trả lời PV Thanh Niên, ông Bh’riu Liếc cho biết gia đình ông đã dùng cây gỗ bịt 2 miệng hầm lại.
“Tôi chấp hành đúng theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, và cũng để ngăn không cho trẻ nhỏ chui vào hầm gây nguy hiểm. Tôi vẫn khẳng định là đào hầm để sau này chứa rượu bán, chứ không có chuyện đào vàng”, ông Liếc nói.
Trong khi đó, khả năng sử dụng hầm rượu này vẫn đang để “mở”. Theo đó, nếu ông Liếc có nhu cầu sử dụng đường hầm này để làm hầm rượu thì phải có đơn gửi UBND tỉnh. Trên cơ sở đó, chính quyền địa phương xem xét mức độ an toàn và đối chiếu các quy định, xét thấy đảm bảo yêu cầu về môi trường, an toàn lao động… mới cho phép.
Kết luận này của đoàn kiểm tra, cùng với cuộc họp phân tích vụ việc của Ban thường vụ Tỉnh ủy, đã bước đầu giúp ông Liếc “thoát” khỏi nghi vấn bấy lâu nay là đào vàng trá hình.
Theo ông Trần Xuân Vinh, khi thông tin đăng tải về vụ đào hầm trong núi, có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh chuyện đào vàng và làm hầm rượu.
Vụ Bí thư huyện đào hầm rượu xuyên núi: 'Đơn thuần nghĩ đào hầm như đào giếng’
Đơn tường trình của ông Bh’riu Liếc, Bí thư huyện ủy Tây Giang (Quảng Nam) về “hầm rượu đào xuyên núi” khẳng định bản thân không hề… tìm kiếm vàng.
“Qua khảo sát đánh giá, chúng tôi thấy câu chuyện này có ảnh hưởng đến cá nhân của anh Liếc, một người có uy tín ở miền núi và là cán bộ lãnh đạo địa phương nhiều năm. Nhưng bản thân anh Liếc cũng tự nhận có thiếu sót. Vì vậy, Tỉnh ủy chỉ yêu cầu anh Liếc cần rút kinh nghiệm chứ không có kiểm điểm gì lớn”, ông Vinh khẳng định.
Trước đó, ông Liếc thừa nhận trong giai đoạn 2009-2014 gia đình ông đã đào hầm rượu tại ngọn núi thấp ở xã A Tiêng với mục đích muốn phục hồi nghề gia truyền nấu rượu từ men lá rừng, gạo ba trăng. Riêng giai đoạn 2015-2016 chưa đào lại thì “bị dư luận lên án”, theo đơn tường trình của ông.
Về lý do đào hầm rượu nhưng không xin phép cơ quan chức năng, ông Liếc cho rằng đây chỉ là sở thích cá nhân, “đơn thuần nghĩ mình đào hầm trên đất của gia đình giống như đào giếng, đào ao, đào mương thoát nước…”.
Theo văn bản phản hồi (số 140-CV/BTGTU) của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam thông tin chính thức về vụ việc, đường hầm đào trong núi của gia đình ông Bh’riu Liếc dài 49 mét, chiều cao trung bình 1,75 mét, chiều ngang trung bình 1,3 mét; hầm có 2 miệng, một hướng ra đường giao thông, một hướng vào bếp. Lượng đất đá lấy ra được đổ ngay phía ngoài 2 miệng hầm.
Ban thường vụ Tỉnh ủy cũng yêu cầu Huyện ủy và UBND huyện Tây Giang, các cơ quan chuyên môn cũng phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý, tăng cường thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Bình luận (0)