Bộ trưởng Kim Tiến kiểm tra việc theo dõi, tư vấn ca nhiễm Zika ở TP.HCM

05/04/2016 14:58 GMT+7

Sáng 5.4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã kiểm tra việc kiểm soát lây lan, phòng bệnh và theo dõi, tư vấn cho trường hợp mắc Zika ở TP.HCM.

Sáng 5.4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã kiểm tra việc kiểm soát lây lan, phòng bệnh và theo dõi, tư vấn cho trường hợp mắc Zika ở TP.HCM.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra phòng chống bệnh lây lan tại khu vực bệnh nhân nhiễm Zika đang sinh sống - Ảnh: Nguyên MiBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra phòng chống bệnh lây lan tại khu vực bệnh nhân nhiễm Zika đang sinh sống - Ảnh: Nguyên Mi
* Thai phụ nhiễm vi rút Zika đã khỏe, đi làm bình thường
Bộ Y tế xác nhận, trường hợp mắc Zika đầu tiên tại TP.HCM là thai phụ đang mang thai ở tuần thứ 8, khởi phát bệnh vào ngày 29.3. Bệnh nhân 33 tuổi, cư trú tại phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP.HCM).

Trong thời gian ủ, phát bệnh (người chồng về nước) bệnh nhân không có hoạt động quan hệ tình dục hay truyền máu. Vì vậy, khả năng truyền bệnh là do muỗi

Phó giáo sư - Tiến sĩ – bác sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM

Bệnh nhân bị truyền bệnh qua muỗi
Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết: Bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng đặc trưng mà chỉ phát ban nhẹ. Đang mang thai, chị sợ bị rubella nên đã vào khám và nhập viện theo dõi ở Bệnh viện Quận 2. Sau đó, bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm trong chương trình kiểm soát phòng bệnh của Zika của Bộ Y tế. Kết quả xét nghiệm (của Viện Pasteur TP.HCM và Trường đại học Nagasaki, Nhật Bản) đã xác định bệnh nhân bị nhiễm vi rút Zika (dương tính).
Được biết, chồng của bệnh nhân làm việc ở Malaysia, về nước vào ngày 16.3 và đến 19.3 thì quay lại Malaysia. Malaysia là nước cũng đã có ca nhiễm vi rút Zika.
“Tuy nhiên, trong thời gian ủ, phát bệnh, người chồng về nước thì hai vợ chồng không có hoạt động quan hệ tình dục hay truyền máu. Vì vậy, khả năng truyền bệnh là do muỗi”, bác sĩ Lân xác định.
Ông Lân cho biết thêm: “Chủng vi rút Zika mà bệnh nhân nhiễm giống chủng đang lưu hành ở Brazil”.
Phun xịt hóa chất diệt muỗi, lăng quăng
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có chỉ đạo các biện pháp phòng bệnh tại hai khu vực bệnh nhân sinh sống và làm việc.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo ngành y tế triển khai phun xịt hóa chất diệt muỗi tại các khu vực ở TP.HCM - Ảnh: Nguyên Mi

Theo đó, ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết, khu vực bệnh nhân sinh sống đã được phun xịt diệt muỗi, hút, diệt hết các ổ lăng quăng. Tòa nhà nơi bệnh nhân làm việc cũng đã được kiểm tra, vệ sinh, diệt muỗi. 
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị lấy máu xét nghiệm đối với con nhỏ của bệnh nhân và khuyến khích chồng của bệnh nhân ở Malaysia xét nghiệm để kiểm soát bệnh.
Bộ trưởng yêu cầu Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo địa phương, bệnh viện tư vấn cho bệnh nhân, theo dõi sức khỏe thai kỳ để phòng ngừa liên quan đến chứng đầu nhỏ có thể ở thai nhi.

Trong hôm nay và ngày mai, dọc tuyến đường Lê Duẩn và Thảo Cầm Viên (quận 1, TP.HCM) sẽ được phun hóa chất diệt muỗi.
Đồng thời, bà Tiến cũng đề nghị lấy máu xét nghiệm đối với con nhỏ của bệnh nhân và khuyến khích chồng của bệnh nhân ở Malaysia xét nghiệm để kiểm soát bệnh. Bộ trưởng yêu cầu Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo địa phương, bệnh viện tư vấn cho bệnh nhân, theo dõi sức khỏe thai kỳ để phòng ngừa liên quan đến chứng đầu nhỏ có thể ở thai nhi.
Bệnh nhân nhiễm Zika hiện giờ đã khỏe và đã đi làm lại.
“Hiện giờ, điều quan trọng nhất là tư vấn, ổn định tâm lý cho bệnh nhân và kiểm tra, theo dõi thai kỳ cho chị. Sở Y tế TP.HCM sẽ cử nhân viên y tế tại địa phương cũng như bệnh viện phụ sản (Bệnh viện Từ Dũ hoặc Bệnh viện Hùng Vương) tư vấn cho chị và theo dõi, kiểm tra chặt chẽ sức khỏe thai nhi”, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.